Bệnh loạn thị là gì? Có cần đeo kính khi bị loạn thị không?

Loạn thị là gì? Nguyên nhân của loạn thị do đâu, triệu chứng của bệnh này ra sao? Có cách gì để điều trị?  Bệnh loạn thị không chỉ là một vấn đề phổ biến mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng thị giác. Khám phá nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả, cũng như những biện pháp phòng ngừa quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt.

Bệnh loạn thị: định nghĩa và nguyên nhân

Bố mẹ đưa con đi khám thấy các y bác sĩ nói rằng con mình bị loạn thị, nhưng thắc mắc không biết rằng loạn thị là gì? Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua định nghĩa và nguyên nhân của bệnh loạn thị dưới đây.

Định nghĩa

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến, thường gây ra do hình dạng không đều của giác mạc hoặc thể thủy tinh trong mắt. Điều này dẫn đến việc ánh sáng không tập trung đồng đều vào võng mạc, gây ra hiện tượng mờ hoặc nhòe khi nhìn vật thể. Loạn thị thường đi kèm với việc các đường thẳng trông cong hoặc gần như không rõ ràng. Vì loạn thị là một trong những tình trạng khúc xạ ánh sáng không đồng nhất khiến hình ảnh không được đồng nhất hoặc mờ mờ. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân của loạn thị thường là do bẩm sinh mắc phải hay trong quá trình sinh hoạt bị chấn thương làm thay đổi cấu trúc của mắt như biến đổi hình dạng giác mạc hay thể thủy tinh gây ảnh hưởng đến khả năng lấy nét của mắt. Loạn thị bẩm sinh thường là do giác mạc không đều gây ra, thay vì bình thường có hình dạng như quả bóng giác mạc của người loạn thị sẽ giống quả trứng điều này gây ra hình ảnh bị mờ hay méo ảnh.

Triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh loạn thị

Loạn thị là tật khúc xạ khá phổ biến vậy thì triệu chứng của bệnh loạn thị là gì? Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu của bệnh loạn thị? 

Người bị loạn thị thường gặp phải các triệu chứng như sau: 

  • Mờ hoặc nhòe khi nhìn: Có thể xuất hiện mờ, nhòe, đổ bóng nhìn không rõ ràng khi nhìn vật thể ở xa hoặc xuất hiện sau khi nhìn lâu với các vật thể ở gần;
  • Khó nhận diện đường thẳng: Ở người bị loạn thị đường thẳng có thể trông cong hoặc méo mó hơn;
  • Đau đầu hoặc mỏi mắt: Cảm giác mỏi mắt, đau đầu sau khi thực hiện các hoạt động như đọc, làm việc trên máy tính, sử dụng điện thoại hoặc tập trung nhìn vào một vật gì đó trong thời gian dài.
Nhin-mo-hay-nhoe-khi-khong-deo-kinh-o-benh-nhan-loan-thi

Nhìn mờ hay nhoè khi không đeo kính ở bệnh nhân loạn thị

Nếu như bạn gặp một trong số những triệu chứng trên hãy tới ngay các cơ sở y tế hay phòng khám mắt uy tín chuyên nghiệp để được thăm khám tư vấn và điều trị phù hợp với tình trạng mắt của mình.

Bệnh loạn thị: Có nên đeo kính hay không?

Bệnh loạn thị muốn nhìn rõ hơn và giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh như trên bắt buộc phải đeo kính để. Tuy nhiên có những trường hợp loạn thị nhỏ không yêu cầu việc đeo kính.

Ngoài đeo kính ra còn một số phương pháp khác để không cần đeo kính gọng mà vẫn nhìn rõ như: Ortho-K và phẫu thuật là hai phương pháp điều trị chủ yếu. Từng phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng.

  • Đeo kính áp tròng ban đêm (Ortho K)

Ưu điểm: Đây là phương pháp điều trị không phẫu thuật, không xâm lấn giúp điều chỉnh thị lực một cách an toàn và hiệu quả, và tránh bất tiện và khó chịu vì không cần đeo kính gọng vào ban ngày.

Nhược điểm: Thường chỉ phát huy tác dụng tốt nhất với người có loạn thị nhỏ. Đôi khi, việc đeo kính áp tròng ban đêm có thể không phù hợp với một số trường hợp loạn thị nặng.

Deo-kinh-ap-trong-Ortho-K-chua-loan-thi

Đeo kính áp tròng Ortho K để điều trị loạn thị

  • Phẫu thuật

Ưu điểm: Đối với những trường hợp loạn thị nặng, phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể thị lực.

Nhược điểm: Tính toàn vẹn của thị giác sau phẫu thuật không luôn được đảm bảo. Hơn nữa, phẫu thuật có thể mang theo rủi ro và đòi hỏi thời gian hồi phục. Có thể để lại một số biến chứng như sẹo giác mạc, co kéo giác mạc gây nên bệnh giác mạc chóp gây nguy hiểm cho người bệnh.

Sự lựa chọn giữa đeo kính và các phương pháp điều trị khác cần phải dựa trên đánh giá cẩn thận từ bác sĩ chuyên khoa mắt. Việc đeo kính hay lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng loạn thị của mỗi người.

Cách hạn chế và phòng ngừa loạn thị

Loạn thị là một tật khúc xạ tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay vậy có cách nào để hạn chế và phòng ngừa loạn thị không? 

Tùy vào tình trạng loạn thị do nguyên nhân khác nhau nên có những cách hạn chế và phòng ngừa khác nhau. Sau đây là một số cách hạn chế và phòng ngừa loạn thị.

  • Loạn thị bẩm sinh

Loạn thị bẩm sinh thường không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm thông qua các chương trình khám sàng lọc sức khỏe mắt ở trẻ em có thể giúp chẩn đoán và phát hiện sớm giúp cho các bé được hỗ trợ điều trị kịp thời.

  • Hạn chế tăng loạn

Nghỉ ngơi: Đặc biệt quan trọng đối với những người phải làm việc trước màn hình máy tính, điện thoại hoặc đọc sách trong thời gian dài từ 6-8 tiếng trên ngày. Có thể thử sử dụng phương pháp 20/20/20 để giảm căng tức mỏi mắt như khi nhìn gần vào màn hình máy tính hay đọc sách 20 phút chúng ta hãy nhìn ra ngoài 20s ở khoảng cách 20 feet (khoảng 6m) để cho mắt có thể nghỉ ngơi một chút giảm điều tiết. 

Quản lý ánh sáng: Giảm thiểu tác động của ánh sáng mạnh và hạn chế ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể giúp giảm căng tức hay mỏi cho đôi mắt. Khi đi ra ngoài có thể sử dụng kính râm hay mũ rộng vành để tránh tia cực tím từ ánh sáng mặt trời tác động lên mắt.

Quan-ly-anh-sang-khi-lam-viec

Quản lý ánh sáng khi làm việc

  • Phòng ngừa

Tránh chấn thương: Các hoạt động vận động cần được thực hiện cẩn thận để tránh chấn thương đến vùng mắt. Cần đeo kính bảo hộ khi làm những công việc tiếp xúc nhiều với những vật dụng sắc nhọn, hóa chất hay bụi mịn để tránh trong quá trình lao động bị văng các vật dụng lên mắt gây chấn thương

Điều trị bệnh lý: Việc điều trị các vấn đề mắt như viêm nhiễm hoặc bệnh lý khác có thể giảm nguy cơ phát triển loạn thị. Điều trị các bệnh như viêm kết – giác mạc, mộng hay một số bệnh lý khác là vô cùng quan trọng tránh để lại hậu quả biến chứng gây loạn thị trên mắt

Deo-kinh-bao-ho-tranh-chan-thuong-gay-loan-thi

Đeo kính bảo hộ tránh chấn thương loạn thị

Loạn thị bẩm sinh không thể tránh khỏi, nhưng hạn chế tăng loạn thông qua việc nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng ánh sáng mạnh có thể giúp kiểm soát.

Phòng ngừa cũng là một phương pháp quan trọng, tránh chấn thương, tác động mạnh đến mắt và điều trị các bệnh lý có thể gây loạn thị. Loạn thị cũng cần được phát hiện và điều trị đúng cách để loại trừ các bệnh lý và cải thiện chất lượng thị lực. Việc thăm khám chuyên khoa mắt đúng cách tại các phòng khám mắt và các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mắt.