Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ em nguy hiểm khôn lường

Trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng bị tắc tuyến lệ ngay khi chào đời. Vậy dấu hiệu tắc tuyến lệ là gì, tắc tuyến có nguy hiểm không? Hãy cùng FSEC tìm câu trả lời ở bài viết sau.

Tắc tuyến lệ là gì?   

Tắc tuyến lệ còn gọi tắc tuyến lệ đạo, đây là tình trạng ống dẫn nước mắt tắc một phần hoặc hoàn toàn. Thông thường, chất lỏng tuyến lệ tiết ra có tác dụng bôi trơn, bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc và kết mạc. Cuối cùng, chất lỏng này thoát qua một loạt các ống dẫn và vào khoang mũi. Khi sản xuất dư, chất lỏng trong tuyến lệ chuyển thành nước mắt.

Tắc tuyến lệ là gì?

Tắc tuyến lệ là gì?

Vai trò của nước mắt

Nước mắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe mắt. Mặc dù, nước mắt có vẻ giống nước bình thường nhưng thực sự chúng khá phức tạp. Nước mắt được tạo thành từ chất nhầy, dầu, nước và mỗi thành phần đều cần thiết cho đôi mắt.

  • Chất nhầy: Bao phủ quanh bề mặt mắt giúp kết dính lớp nước mắt với mắt. Nếu không có lớp chất nhầy các đốm khô có thể hình thành trên giác mạc và có hại cho thị lực.
  • Nước: Giúp hòa tan các khoáng chất và vitamin thiết yếu. Hỗ trợ củng cố chức năng tế bào, giúp các tế bào giác mạc hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
  • Dầu: Có nhiệm vụ ngăn cản nước mắt bay hơi. Những người mắt tiết quá ít dầu hay thậm chí không tiết dầu sẽ gặp tình trạng khô mắt, mỏi mắt.

Nước mắt còn chứa chất kháng sinh tự nhiên gọi là lysozyme giúp chống lại vi khuẩn và vi rút, giữ bề mặt mắt được khỏe mạnh.

Cuối cùng, giác mạc không có mạch máu nên nước mắt đảm nhiệm chức năng mang chất dinh dưỡng đến các tế bào nơi đây.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tắc tuyến lệ ở trẻ em là do lớp màng bao bọc phần cuối của ống dẫn nước mắt van Hasner không mở ra bình thường, dẫn đến ống dẫn bị tắc nghẽn. Tình trạng tắc nghẽn này được gọi tắc tuyến lệ bẩm sinh.

Ngoài ra, nguyên nhân tắc tuyến lệ có thể do:

  • Không có điểm lệ hoặc điểm lệ hẹp
  • Rò túi lệ mũi bẩm sinh
  • Hệ thống dẫn nước mắt quá hẹp
  • Nhiễm trùng
  • Có bất thường ở vùng xương hàm mặt, xương bị lệch hoặc vẹo khỏi vị trí làm chặn ống dẫn nước mắt từ khoang mũi 
  • Khối u

Các dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ em 

Các dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ cũng giống nhiễm trùng mắt. Dấu hiệu tắc lệ đạo thường bắt đầu từ vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên của cuộc đời trẻ. Các triệu chứng gồm:

  • Trẻngứa mắt chảy nước mắt liên tục. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng mắt, tái đi tái lại
  • Mí mắt đỏ và sưng nhẹ do trẻ thường xuyên dụi mắt
  • Mắt đóng ghèn hoặc có mủ
  • Mắt đổ ghèn thường xuyên, mí mắt có thể dính vào nhau do nhiều ghèn đặc
Dấu hiệu tắc tuyến lệ

Dấu hiệu tắc tuyến lệ

Dấu hiệu tắc tuyến lệ hoàn toàn luôn xuất hiện rõ ràng, nhưng nếu trẻ bị tắc lệ đạo một phần bạn chỉ thấy trẻ có triệu chứng chảy nhiều nước mắt hoặc nghẹt mũi giống như trẻ bị cảm lạnh.

Việc dịch tiết ra do ống dẫn nước mắt bị tắc tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Khi nào trẻ bị tắc tuyến lệ cần đi gặp bác sĩ?

Khi trẻ có dấu hiệu tắc tuyến lệ bạn nên phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu gặp phải các dấu hiệu tắc tuyến lệ sau:

  • Mắt trẻ chảy nước mắt liên tục, ngay cả khi không khóc, đây có thể là dấu hiệu tắc tuyến lệ.
  • Trẻ bị đau mắt đỏ kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Vùng quanh mắt trẻ bị sưng hoặc phồng lên.
  • Nếu có mủ hoặc dịch nhầy màu trắng hoặc vàng chảy ra từ mắt trẻ, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do tắc tuyến lệ.
  • Trẻ tỏ ra khó chịu, dụi mắt thường xuyên hoặc khóc nhiều hơn bình thường do cảm giác đau hoặc ngứa.
  • Nếu bạn đã thử các biện pháp chăm sóc tại nhà như mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt mà tình trạng không cải thiện sau vài ngày.
  • Trẻ có sốt hoặc các dấu hiệu khác của nhiễm trùng nghiêm trọng, đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra các biện pháp điều trị như mát xa tuyến lệ, dùng thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cần phải can thiệp y tế như thông tuyến lệ. Việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Chẩn đoán tắc tuyến lệ ở trẻ em

Trẻ thường được chẩn đoán bị tắc nghẽn ống dẫn nước mắt dựa trên triệu chứng và tiền sử bệnh. Hãy nhớ rằng nhiều trẻ sơ sinh không bắt đầu chảy nước mắt mãi đến khi chúng được 2 tuần tuổi hoặc lớn hơn một chút. Vì vậy, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tắc tuyến lệ nào khi trẻ mới chào đời.

Điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp tắc tuyến lệ ở trẻ có thể tự khỏi hoặc cha mẹ áp dụng một số phương pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, gồm:     

  • Massage: Là phương pháp điều trị tại nhà được bác sĩ khuyến nghị. Về cơ bản, bố mẹ dùng lực ấn nhẹ vào tuyến lệ dọc theo phần trên của mùi và mí mắt dưới. Sử dụng tăm bông thay ngón tay và áp dụng 2 lần/ngày.
  • Chườm ấm: Khi tuyến lệ hình thành ghèn mắt, hãy dùng khăn sạch hoặc bông gòn thấm nước ấm và vệ sinh xung quanh mắt bé. Cẩn thận tránh đụng vào nhãn cầu của con.
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp ống lệ vẫn bị tắc sau khi áp dụng các biện pháp trên thì lúc này nên sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế để loại bỏ vật cản và làm thông ống dẫn lệ cho trẻ.
Điều trị tắc lệ đạo ở trẻ

Điều trị tắc lệ đạo ở trẻ

Cách phòng tránh tắc tuyến lệ

Ngoài trường hợp tắc lệ đạo bẩm sinh không thể phòng ngừa, với những nguyên nhân khác, bạn có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Sử dụng kính chắn bụi, kính râm cho mắt
  • Không hút thuốc gần trẻ tránh khói gây kích ứng đường mũi và làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Không dụi tay vào mắt, đảm bảo mắt được bảo vệ sạch sẽ
  • Hạn chế cho mắt tiếp xúc với khói bụi, ánh sáng mạnh, hơi cay
  • Không dùng chung các sản phẩm như thuốc nhỏ mắt với người mắc bệnh
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm cho mắt như phấn mắt, chuốt mắt, kẻ mắt

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về dấu hiệu tắc tuyến lệ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Mặc dù tắc lệ đạo là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bé. Do vậy, bố mẹ hãy chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại bệnh viện, phụ huynh vui lòng bấm số Hotline 0334141213 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!