Biến chứng của cận thị nặng ảnh hưởng như thế nào?

Biến chứng của cận thị nặng là gì? Vì sao cần quan tâm đến biến chứng của cận thị nặng? Cùng FSEC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cận thị là tật khúc xạ thường gặp tại mắt, tuy nhiên rất nhiều người nhầm tưởng rằng cận thị chỉ cần đeo kính là đã có thể giải quyết mọi vấn đề.

Tuy nhiên cận thị nếu không được theo dõi cẩn thận và tái khám thường xuyên thì rất dễ trở thành cận thị nặng hay còn gọi là cận thị bệnh lý và gây ra những biến chứng gây nguy hiểm nặng nề. 

Cận thị nặng là gì?

Can-thi-2

Cận thị nặng là gì?

Cận thị nặng hay còn được gọi với cái tên là cận thị bệnh lý hay cận thị thoái hóa là tình trạng thị lực có thể bị giảm tối đa sau khi chính kính do các tổn thương thực thể tại mắt.

Ảnh hưởng của cận thị và biến chứng của cận thị với sức khỏe của mắt

Bien-chung-cua-can-thi-nang

1 số hình ảnh võng mạc của người cận thị nặng

Bong/rách võng mạc

Biến chứng của cận thị thường gặp nhất là bong/rách võng mạc. Võng mạc được biết đến là màng thần kinh giúp cho con người có thể nhìn rõ nhất sự vật, hiện tượng. Nếu mắt cận thị cao sẽ gây ra võng mạc bị kéo, giãn dẫn đến rách và bong võng mạc.

Nếu rách và bong võng mạc không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường. Theo nghiên cứu của nhóm Myopia Centre của Úc, nếu mắt cận thị từ -3.00 đến -5.00 diop, mắt có nguy cơ bong võng mạc cao gấp 9 lần so với mắt chính thị.

Tổn thương hoàng điểm

Biến chứng nguy hiểm nhất là các tổn thương vùng hoàng điểm hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm. Đó là các mạch máu bất thường gây xuất huyết có nguy cơ gây mù vĩnh viễn.

Theo một nghiên cứu thấy rằng với những người cận thị trên -5.00D trở lên thì có nguy cơ tổn thương vùng hoàng điểm cao gấp 41 lần so với người bình thường.

Glôcôm (Glaucoma)

Glocom

Glocom là gì?

Glocom – Bệnh lý được coi là kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng bởi không có biểu hiện cụ thể rõ ràng trong những giai đoạn đầu. Những người có độ cận cao (trên 8 diop) có trục nhãn cầu kéo dài gây căng các lớp sợi thần kinh thị giác khiến lớp này mỏng và yếu đi.

Trường hợp người bệnh có triệu chứng mất thị trường một phần tương ứng với nơi tổn thương trên lớp sợi thần kinh, có khả năng đã mắc Glôcôm góc mở. Biến chứng của cận thị nặng có thể làm tầm nhìn thu hẹp dần vào trung tâm, hình ảnh ở các góc và xung quanh sẽ mờ dần rồi mất hẳn.

Ảnh hưởng của cận thị đến đời sống xã hội và con người

Cận thị ảnh hưởng đến kinh tế xã hội

Tỷ lệ cận thị và cận thị nặng hiện tại đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc cận thị chiếm từ 15-40% với con số tương ứng từ 14-36 triệu người. Đây là con số rấtì đáng báo động. 

Cận thị nặng và các biến chứng của nó hiện giờ được coi là 1 trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực không hồi phục ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi lao động. Chính vì điều này sẽ gây ảnh hưởng, là một gánh nặng kinh tế trên toàn cầu.

Theo một nghiên cứu, hàng năm sẽ mất khoảng gần 6 tỷ đô la trong việc điều trị và xử lý các biến chứng của cận thị nặng 

Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Biến chứng của cận thị làm ảnh hưởng đến chất lượng của bản thân người bệnh. Cận thị cao làm ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động thể thao, cần hạn chế tối đa vận động mạnh.

Vì vậy, tuyệt đối không tham gia những môn thể thao đòi hỏi dùng sức nhiều như bóng đá, bóng rổ, nhảy hay các môn thể thao đối kháng.

Bên cạnh đó biến chứng của cận thị còn có thể là gây ảnh hưởng tâm lý của người bệnh, mặc cảm về bản thân, không tự tin về tình trạng sức khỏe mắt, ảnh hưởng công việc. 

Việc ngăn chặn các biến chứng của cận thị nặng là điều hết sức cần thiết và cực kỳ quan trọng, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Bởi vậy hãy thường xuyên đi thăm khám định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm để có thể phòng ngừa, bảo vệ và giữ gìn đôi mắt này. 

Tags: