Nhược thị ở trẻ em – 1 số nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ

Nhược thị ở trẻ em hiện nay đang là 1 nỗi lo cho rất nhiều bố mẹ. Vậy nhược thị ở trẻ liệu có khó điều trị hay không?

Nhược thị ở trẻ

Nhuoc-thi-o-tre-1

Nhược thị 1 bên mắt ở trẻ em

Nhược thị là suy giảm khả năng nhìn ở một mắt do “không được sử dụng” trong quá trình phát triển. Mắt nhược thị nếu không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu của bệnh có thể gây mất thị lực nghiêm trọng. 

Nhược thị ảnh hưởng đến 2 – 3% trẻ em trên toàn cầu và thường xuất hiện trước 2 tuổi (nhược thị bẩm sinh), tuy nhiên nhược thị có thể gặp ở độ dưới 8 tuổi hoặc gặp ở tuổi trưởng thành (nhược thị ở người lớn)

Để hệ thống thị giác phát triển bình thường, não bộ phải đồng thời nhận được hình ảnh rõ ràng, tập trung và sắp xếp phù hợp từ cả hai mắt.

Sự phát triển này diễn ra chủ yếu từ 1 tuổi đến 6 tuổi. Nhược thị xảy ra khi thông tin thị giác được nhận từ một hoặc cả hai mắt yếu dần đi. Nếu sự suy giảm khả năng nhìn này đủ lâu sẽ dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn đến nhược thị trẻ em

Nhược thị có thể là bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải do các nguyên nhân sau:

  • Lác mắt: tình trạng trục của mắt ở hai bên không tương xứng dẫn đến các hình ảnh nhận được ở võng mạc hai mắt khác nhau.
    Trong trường hợp mắt lác với thị lực mỗi mắt đều tốt ngang nhau thì não có thể sử dụng luân phiên sử dụng ảnh của từng mắt dẫn đến sự phát triển đồng đều của cả hai mắt.
    Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp lác, thị lực của hai mắt không tương đương dẫn đến tình trạng não chỉ nhận thông tin từ mắt tốt mà bỏ qua tín hiệu từ mắt còn lại gây ra nhược thị ở mắt bị bỏ qua.
  • Tật khúc xạ: Tật khúc xạ cao (cận thị, viễn thị, loạn thị), nếu trẻ không được khám mắt thường xuyên để phát hiện ra bất thường để xử lý kịp thời thì ảnh mờ trên võng mạc gây ra do tật khúc xạ có thể dẫn đến tình trạng nhược thị.
  • Cản trở thị giác do các bất thường khác: Các cản trở (sụp mi, sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh, các bất thường trên võng mạc,võng mạc trẻ đẻ non,…)  làm cho não không nhận được các thông tin thị giác từ mắt 

Triệu chứng dấu hiệu của nhược thị trẻ em 

Nhuoc-thi-o-tre-2

Nhược thị ở trẻ thường khó phát hiện nếu không đi khám

Nhược thị ở trẻ em thường ít biểu hiện ra mà chỉ được phát hiện qua các chương trình khám sàng lọc. Trẻ em ít khi phàn nàn về nhìn mờ một bên mặc dù chúng có thể nheo hoặc che một mắt để nhìn.

Trẻ nhỏ không nhận thấy hoặc không biết cách diễn đạt sự khác biệt ở một mắt so với mắt kia. Một số trẻ lớn hơn có thể diễn đạt sự kém nhận biết về khả năng nhìn hình nổi, nhìn chiều sâu.

Các triệu chứng thực thể như lác mắt, sụp mi, sẹo giác mạc dễ được người thân nhận biết và cho đi khám hơn các bất thường ở trong mắt như đục thể thủy tinh hay bất thường các môi trường trong mắt, võng mạc, đường truyền thần kinh thị giác.

Nhược thị ở trẻ có chữa được không?

Trang-chu-5

Ai không được dùng kính Ortho-K

Nhược thị nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp khi mới khởi phát, trước khi hệ thống thị giác hoàn thiện thì có thể dẫn đến mất khả năng nhìn vĩnh viễn.

Điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi thị lực hoàn toàn càng cao. Tỉ lệ điều trị nhược thị khỏi hoàn toàn xảy ra nếu được can thiệp thích hợp khi trẻ dưới 8 tuổi.

Điều trị nhược thị ở trẻ em phụ thuộc phần lớn sự phối hợp điều trị của trẻ và sự kiên trì của quý phụ huynh.

Cần làm gì để phòng tránh nhược thị ở trẻ em

Kham-mat

Khám sức khoẻ mắt bằng máy sinh hiển vi

Nhược thị ở trẻ em là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống sau này của trẻ.

Trẻ nhỏ cần được đi khám mắt định kỳ để được phát hiện sớm các bất thường liên quan đến tầm nhìn của mắt từ đó tìm ra phương pháp khắc phục tốt nhất.

Khám mắt định kỳ đã trở thành hoạt động quan trọng để bảo vệ đôi mắt của trẻ nhỏ. Các vấn đề mà trẻ thường gặp như tật khúc xạ, đục thể thủy tinh, sụp mi,.. đều có thể điều trị nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến thị giác sau này.