Tật khúc xạ là gì? Tật khúc xạ ở trẻ em? Các tật khúc xạ cơ bản

Thuật ngữ tật khúc xạ chắc hẳn không còn xa lạ với những ai đã từng đi khám mắt, hoặc cho con, em đi khám mắt. Vậy, tật khúc xạ bao gồm những gì, nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ là gì? Cùng FSEC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tật khúc xạ là gì?

Tat-khuc-xa-1

Hình ảnh hội tụ trên đáy mắt ở các tật khúc xạ

Tật khúc xạ là một rối loạn rất phổ biến ở mắt, xảy ra khi mắt không thể tập trung để nhìn rõ hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hậu quả của các tật khúc xạ là làm suy giảm thị lực ảnh hưởng đến học tập, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Có những loại tật khúc xạ nào?

Cận thị (Myopia)

Tat-khuc-xa-2

Cận thị thường gây khó nhìn các vật ở xa nhưng các vật ở gần vẫn nhìn rõ do ảnh được hội tụ ở trước võng mạc. Trường hợp cận thị nặng thì có thể bị nhìn mờ cả xa và gần.

Viễn thị (Hyperopia)

Tat-khuc-xa-3

Ngược lại với cận thị, người viễn thị thường gặp khó khăn hơn trong việc nhìn gần.

Loạn thị (Astigmatism)

Tat-khuc-xa-4

Loạn thị thường do sự cong không đồng đều của giác mạc hoặc thể thuỷ tinh, từ đó gây nên sự biến dạng, méo mó hình ảnh và nhoè chữ.

Lão thị (Presbyopia)

Tat-khuc-xa-5

Lão thị là một tật khúc xạ trong đó tình trạng mắt giảm khả năng nhìn gần xảy ra do tuổi tác (Đa phần những người từ 40 trở lên) do sự xơ hoá của thể thuỷ tinh làm cho khả năng thay đổi hình dạng của nó suy giảm dẫn đến giảm khả năng điều tiết khi nhìn vật ở gần.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ mắc tật khúc xạ

  • Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ: cúi sát mắt vào sách vở, đứng sát vào khi xem ti vi
  • Hay nheo mắt để nhìn mọi vật, đặc biệt khi ánh sáng yếu
  • Có những động tác bất thường liên tục như dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn
  • Trẻ kêu mắt nhìn mờ hoặc nhức mắt, nhức đầu
  • Kết quả học tập sút kém, không thích các hoạt động nhìn xa như đá bóng, đá cầu mà thích thú hơn với việc đọc truyện, xem phim, chơi game…
  • Trẻ bị cận thị nặng có thể bị lác mắt kèm theo
  • Trẻ thấy 2 hình (Nhìn đôi)
  • Khi trẻ bị cận thị cần phải được đưa đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để xác định chính xác mức độ cận thị, loại cận thị, phát hiện và điều trị các tổn thương ở đáy mắt nếu có

Ngoài các triệu chứng ở trên thì khi trẻ gặp bất cứ bất thường nào về mắt đều cần được đưa đến cơ sở khám mắt uy tín để kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.

Ai có nguy cơ bị mắc tật khúc xạ? Yếu tố tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ

Tat-khuc-xa-6

Bất kỳ ai đều có nguy cơ bị mắc tật khúc xạ

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có thành viên mắc tật khúc xạ thì nguy cơ sẽ cao hơn(Đang đeo kính gọng hoặc kính tiếp xúc). Vì vậy cần cho trẻ khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị.
  • Môi trường và thói quen: học tập, đọc sách, dùng điện thoại máy tính trong điều kiện thiếu ánh sáng cũng tăng nguy cơ mắc cận thị.

Phần lớn tật khúc xạ như cận thị, viễn thị thường bắt đầu trên trẻ em. Lão thị xuất hiện ở người lớn có độ tuổi khoảng 40 tuổi trở lên.

Những nguyên nhân chính gây nên tật khúc xạ

  • Giác mạc và thể thuỷ tinh là 2 cơ quan quan trọng giúp ánh sáng đi qua, khúc xạ và tập trung đúng trên võng mạc và giúp chúng ta nhìn rõ. Vì vậy, bất kỳ cơ quan nào gặp vấn đề đều có thể gây nên tật khúc xạ.
  • Do trục nhãn cầu: trục nhãn cầu dài hơn sẽ gây cận thị và ngược lại, trục nhãn cầu ngắn hơn sẽ gây viễn thị
  • Do thay đổi hình dạng của giác mạc
  • Do sự thoái hoá của thể thuỷ tinh

Điều trị tật khúc xạ như thế nào?

  • Đeo kính gọng: Đây là phương pháp đơn giản và an toàn nhất để điều trị tật khúc xạ. Kính gọng thường là lựa chọn đầu tiên bởi chi phí phải bỏ ra khá nhẹ nhàng cho 1 chiếc kính.
  • Đeo kính tiếp xúc: Lựa chọn cho những ai không muốn đeo kính gọng mà vẫn đảm bảo thị lực. Chi phí cao hơn cũng như cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn về khâu vệ sinh khi sử dụng kính.
  • Phẫu thuật: Phương pháp duy nhất hiện nay có thể triệt tiêu hết độ khúc xạ (trong dải độ cho phép), chi phí khá cao cho một ca phẫu thuật khúc xạ. Hiện có nhiều loại phẫu thuật khác nhau.

Chế độ sinh hoạt như thế nào là hợp lý?

Kham-mat-dinh-ky-theo-loi-khuyen

Khám mắt định kỳ theo lời khuyên

  • Kiểm tra mắt thường xuyên
  • Kiểm soát các bệnh toàn thân như: tiểu đường và huyết áp cao, có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu bạn không điều trị đúng cách
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên mang kính râm ngăn chặn ánh tia cực tím (UV) khi ra ngoài
  • Đảm bảo an toàn cho mắt khi: lái xe máy, chơi thể thao, quét trần nhà…
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, chúng cũng quan trọng để giúp mắt có một sức khỏe tốt hơn:
  • Cố gắng ăn nhiều hoa quả, rau lá xanh và các loại rau có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng như vitamin A và beta carotene
  • Không hút thuốc, uống rượu,…
  • Sử dụng kính đúng độ: Dùng kính đúng độ sẽ tối ưu tầm nhìn cũng như sự thoải mái của bạn. Bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên và tại cơ sở uy tín để đảm bảo đeo kính đúng độ.

Tại FSEC có các bác sĩ chuyên khoa mắt làm việc tại bệnh viện Mắt trung ương, các Optometrists đến từ Đại học Y Hà Nội cùng với nhiều năm tu nghiệp ở nước ngoài có nhiều kinh nghiệm về xử lý tật khúc xạ, lác/lé, nhược thị, thị giác 2 mắt và các vấn đề khác liên quan đến mắt.

Tags: