Bị loạn thị là gì? Mắt thấy gì khi bị loạn thị

Loạn thị là tật khúc xạ do độ khúc xạ của mắt ở các kinh tuyến không giống nhau. Loạn thị thường là do bẩm sinh và nếu mắc loạn thị cao không chỉnh kính thì có thể dẫn đến nhược thị.

Sự khác nhau giữa mắt bình thường và mắt bị loạn thị

Loạn thị là một vấn đề về mắt phổ biến có thể làm cho tầm nhìn của bạn bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Nó xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong khác so với bình thường.

Loạn thị có thể gây mỏi mắt và có thể kết hợp với tình trạng cận thị hoặc viễn thị. Dấu hiệu của bị loạn thị có thể bắt đầu ở thời thơ ấu cũng như tuổi trưởng thành. Một số triệu chứng loạn thị có thể bao gồm mệt mỏi, nhức đầu và mỏi mắt. 

Một dấu hiệu phổ biến khác của loạn thị là bạn có thể nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng. Điều này dễ nhận thấy nhất vào ban đêm. Có rất nhiều người cho rằng những điều này là bình thường và mọi người đều nhìn thấy chúng. Nhưng nếu bạn so sánh việc nhìn vào ánh sáng bị loạn thị với thị lực bình thường, một người có thị lực hoàn hảo sẽ không nhìn thấy bất kỳ quầng sáng nào. 

su-khac-biet-giua-mat-thuong-va-mat-loan-thi

Sự khác biệt giữa mặt thường và mặt loạn thị

Chúng ta thấy gì khi mắt bị loạn thị?

Thông thường, giác mạc và thủy tinh thể có hình elip và các tia sáng tập trung vào võng mạc để bạn có thể nhìn rõ.

Ở mắt bình thường, các tia sáng sẽ hội tụ vào 1 điểm tại võng mạc, còn ở mắt loạn thị, các tia sáng sẽ hội tụ tại nhiều điểm khác nhau khiến hình ảnh bị nhòe, mờ,…. Loạn thị có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn ở mọi khoảng cách – cả ở gần và xa hơn.

Chung-ta-thay-gi-khi-bi-loan-thi

Chúng ta thấy gì khi bị loạn thị

Ai có thể bị loạn thị?

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị loạn thị. Bạn có thể mắc loạn thị vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Một số người sinh ra đã mắc loạn thị. Loạn thị có thể thay đổi nhưng không nhiều, còn khi loạn thị tăng nhiều hơn mức bình thường có thể liên quan đến một số bệnh lý giác mạc cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Loạn thị ở trẻ em 

Trẻ sơ sinh thường sinh ra với loạn thị bẩm sinh, mặc dù tình trạng loạn thị thường giảm hết trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, một số trẻ không hết loạn thị khi lớn lên và loạn thị cao được điều trị có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, học tập và sự phát triển của trẻ.

Vì vậy, điều quan trọng là cần khám mắt định kỳ cho trẻ để phát hiện bị loạn thị hoặc các tật khúc xạ chưa được điều chỉnh khác.

Phòng tránh loạn thị

Làm thế nào có thể ngăn ngừa loạn thị?

Bạn không thể ngăn ngừa loạn thị. Hầu hết những người mắc loạn thị đều do bẩm sinh. Nếu bạn bị loạn thị hoặc một loại tật khúc xạ khác, rất có thể con bạn cũng mắc tật khúc xạ này.

Lam-the-nao-de-ngan-ngua-loan-thi

Làm thế nào để ngăn ngừa loạn thị

Khi nào nên đi khám mắt?

Kiểm tra mắt định kỳ có thể giúp các chuyên gia phát hiện vấn đề sớm và điều trị kịp thời. Tần suất bạn nên kiểm tra mắt thường phụ thuộc vào độ tuổi của bạn.

  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Nếu có các vấn đề về mắt cần được kiểm tra thường xuyên. Nếu chưa phát hiện bất thường, cần cho trẻ đi khám mắt chuyên sâu ít nhất 1 lần trước tuổi đi học để sàng lọc các vấn đề về mắt.
  • Trẻ em từ 6 – 17 tuổi: Mỗi năm nên đi khám mắt định kỳ 2 lần, nếu trẻ bị tật khúc xạ hay các bệnh lý về mắt, cần tái khám theo lịch hẹn để theo dõi và điều trị phù hợp.
  • Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên: nên kiểm tra mắt ít nhất 1 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe mắt.

Hãy hỏi chuyên gia của bạn về thời gian bạn cần khám mắt định kỳ để có phác đồ điều trị hay theo dõi hợp lý.

Loạn thị là một loại tật khúc xạ bình thường, nhưng đôi khi loạn thị là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bị loạn thị cao. Vì vậy hãy tái khám theo lịch hẹn và khám mắt ở nơi có chuyên gia uy tín, các thiết bị hiện đại để được khám và chăm sóc mắt một cách hiệu quả nhất.

Kham-mat-tai-FSEC

Khám mắt tại FSEC

Tại FSEC có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao đến từ Bệnh viện Mắt Trung Ương,  Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Bệnh viện Hữu Nghị,… Hãy tới FSEC thăm khám và đồng hành cùng FSEC để nâng niu ánh mắt trẻ thơ bạn nhé!