Vì sao bịt mắt tập nhược thị nhưng thị lực không cải thiện?

Bịt mắt tập nhược thị nhưng thị lực không cải thiện, nguyên nhân dẫn đến điều này là do tuân thủ điều trị chưa đúng cách. Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn đọc về cách bịt mắt tập nhược thị hiệu quả, những lưu ý cần thiết trong quá trình tập.

Tìm hiểu phương pháp bịt mắt tập nhược thị

Phương pháp bịt mắt tập nhược thị là một trong những cách điều trị nhược thị phổ biến và được áp dụng cho đa số trẻ em mắc nhược thị. Vậy bịt mắt tập nhược thị có điểm gì nổi bật?

Nhược thị là gì

Hiện tượng giảm chức năng của một bên mắt do não không sử dụng khí phát triển thị lực ở trẻ nhỏ được gọi là nhược thị. Thông thường, nhược thị chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. 

Nhược thị sẽ thường xảy ra khi trẻ còn nhỏ, tuy nhiên bằng những biện pháp can thiệp phù hợp nên các trường hợp giảm thị lực do nhược thị đều có thể phòng tránh và phục hồi.

Phương pháp bịt mắt 

Để điều trị nhược thị bằng phương pháp bịt mắt thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Điều chỉnh kính: Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng để điều chỉnh tật khúc xạ ở cả 2 mắt.
  • Bịt mắt: Bịt mắt trong một thời gian nhất định để kích thích mắt yếu hoạt động nhiều hơn.
  • Gia phạt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc miếng dán mờ để giảm thị lực tạm thời của mắt khỏe mạnh.
  • Phẫu thuật: Khi các phương pháp khác không mang lại kết quả như mong đợi, việc thực hiện phẫu thuật sẽ được áp dụng.

Trên thực tế, phương pháp bịt mắt thường xuyên được sử dụng để điều trị nhược thị ở trẻ em. Mặc dù đơn giản nhưng phương pháp này lại đem lại rất nhiều ưu điểm cho người bệnh:

  • Bịt mắt là phương pháp điều trị nhược thị cổ điển, kinh tế, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thời gian bịt mắt phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nhược thị và tình trạng của trẻ. Do đó, bịt mắt cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Phương pháp bịt mắt tập nhược thị

Phương pháp bịt mắt tập nhược thị

Cách bịt mắt tập nhược thị

Để thực hiện phương pháp bịt mắt tập nhược thị một cách hiệu quả thì dưới đây là một số lưu ý cũng như cách hướng dẫn để bạn có thể áp dụng tại nhà:

Cách thực hiện phương pháp bịt mắt:

  • Cách làm: Sử dụng băng dán che trực tiếp mắt khỏe mạnh, tức là mắt có thị lực tốt hơn.
  • Thời gian: Với nhược thị nặng có thể che mắt trong 6 tiếng/ngày, còn đối với các trường hợp nhược thị khác có thể che mắt trong 2 tiếng/ngày.
  • Thời gian đánh giá sự hiệu quả (Theo dõi chu kỳ) : Thời gian đánh giá hiệu quả của phương pháp bịt mắt phụ thuộc vào số tuổi của trẻ. Ví dụ trẻ 1 tuổi sẽ theo dõi sự tiến triển của trẻ sau 1 tuần thực hiện, trẻ 2 tuổi thì theo dõi sau 2 tuần thực hiện. 

Cách thực hiện phương pháp kích thích mắt nhược thị: Kích thích cường độ làm việc của mắt nhược thị bằng các hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ như xâu hạt, tập xếp hình, tập đồ hình,…

Cách thực hiện phương pháp luyện mắt:

  • Cách làm: Che mắt khỏe lại (Nếu bị nhược thị 1 bên mắt). Sau đó thực hiện một trong số các hoạt động sau:
  • Đảo mắt theo kim đồng hồ
  • Tập đảo mắt theo hình zic zac
  • Thư giãn mắt sau khi nhắm mắt lại bằng massage

Vì sao thị lực không cải thiện khi trẻ thực hiện phương pháp bịt mắt?

Thực hiện biện pháp bịt mắt song thị lực của trẻ lại không hề cải thiện như mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân chính? Không tuân thủ đúng kỹ thuật và phương pháp là yếu tố chính dẫn đến việc thị lực không cải thiện.

  • Thời gian bịt mắt liên tục không đủ thời gian: Việc bịt mắt cần được thực hiện liên tục theo số giờ quy định bởi bác sĩ. Nếu trẻ bịt mắt không đủ thời gian, mắt yếu sẽ không có đủ kích thích để cải thiện thị lực.
  • Sử dụng loại bịt mắt không phù hợp: Hãy chọn loại bịt mắt mà bác sĩ khuyên dùng, đảm bảo bịt kín mắt để trẻ không thể nhìn qua khe hở.
  • Trẻ không phối hợp: Thông thường trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi phải bịt mặt trong một thời gian dài dẫn đến việc trẻ không hợp tác. Cha mẹ cần kiên nhẫn động viên và giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc bịt mắt để cải thiện thị lực.
Vì sao bịt mắt tập nhược thị nhưng thị lực không hiệu quả

Vì sao bịt mắt tập nhược thị nhưng thị lực không hiệu quả

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến việc bịt mắt tập nhược thị không hiệu quả: 

  • Trẻ chưa được chỉnh tật khúc xạ đúng: Nếu trẻ mắc các vấn đề về tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị mà không được điều chỉnh kính đúng cách, việc che mắt có thể không mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi.
  • Chẩn đoán nhược thị ban đầu chưa chính xác: Nếu chẩn đoán ban đầu không chính xác, việc sử dụng phương pháp điều trị bịt mắt sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
  • Nhược thị nặng không thể hồi phục: Khi trẻ được chẩn đoán muộn và có tình trạng nhược thị nặng thì việc tập bịt mắt sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu.

Những lưu ý khi bịt mắt tập nhược thị 

Để phương pháp bịt mắt tập nhược thị có kết quả tốt thì bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, nên ghi chép lại: Cha mẹ nên lưu ý ghi chép kỹ hướng dẫn của bác sĩ về thời gian bịt mắt, cách bịt mắt, loại bịt mắt sử dụng và các điều cần chú ý khác.
  • Tái khám định kỳ theo lịch đã hẹn sẵn với bác sĩ là bước đầu để phát hiện sớm các dấu hiệu nhược thị đảo ngược và từ đó sẽ có những can thiệp hiệu quả.
  • Việc lựa chọn phòng khám chuyên khoa về mắt uy tín là một trong những yếu tố quan trọng mà cha mẹ nên thực hiện. Nhờ vào sự giàu kinh nghiệm và uy tín từ các phòng khám, trẻ em sẽ được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.

Tóm lại, bịt mắt chữa nhược thị tuy đơn giản nhưng để đạt hiệu quả cao cần rất nhiều sự kiên nhẫn, cố gắng của trẻ và ba mẹ. Cần tuân thủ đúng quy trình để bác sĩ có thể đánh giá chính xác và đề xuất những điều chỉnh phù hợp cho quá trình điều trị.

Hãy đặt lịch hẹn tại phòng khám mắt trẻ em vivision kid (tên cũ là FSEC) để trẻ được kiểm tra và theo dõi định kỳ bởi các bác sĩ chuyên nghiệp.