Viễn thị, nguyên nhân viễn thị và cách điều trị viễn thị

Viễn thị là gì?

 

Vien-thi-o-tre

Viễn thị ở trẻ

Viễn thị là một tật khúc xạ trên mắt biểu hiện là có thể nhìn thấy những vật ở xa rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vào những vật ở gần.

Ai bị viễn thị?

Viễn thị là một tật khúc xạ phổ biến ở mắt và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường là ở trẻ em.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tật viễn thị bao gồm:

Yếu tố di truyền: trẻ có khả năng bị viễn thị cao hơn nếu có cha mẹ cùng bị

  • Mắc bệnh võng mạc
  • Có khối u mắt

Viễn thị bẩm sinh: Hầu hết trẻ sinh ra đều có 1 độ viễn sinh lý và thường sẽ được triệt tiêu dần trong quá trình trưởng thành(khoảng sau 5 tuổi) một số trẻ có độ viễn cao không hết hoàn toàn được sẽ cần điều chỉnh bằng kính.

Triệu chứng và dấu hiệu

Trang-chu-6

Bé bị viễn thị có thể thấy mỏi nhức mắt

Người viễn thị thỉnh thoảng sẽ thấy nhức đầu hoặc đau mắt, phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần. Nếu có những dấu hiệu này khi đeo kính gọng hoặc kính áp tròng, có thể bạn cần phải kiểm tra mắt và thay kính mới.

Dưới đây là 1 vài triệu chứng có thể gặp:

  • Nhức đầu, đau thái dương
  • Nhức mắt, mỏi mắt
  • Phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt
  • Mắt của người viễn thị luôn có xu hướng quay vào trong cho cảm giác là đôi mắt rất tinh
  • Lác: Đây là 1 trong những biểu hiện thường thấy ở trẻ em khi có độ viễn khá cao. Với trường hợp các bé có lác do viễn thị thì chỉnh kính có thể hết lác
  • Tăng nhãn áp thường thấy trên những người viễn thị do thể mi to, tiền phòng hẹp

Nguyên nhân viễn thị

Vien-thi-2

Nguyên nhân viễn thị

Nguyên nhân viễn thị là do giác mạc dẹt quá hoặc trục của nhãn cầu quá ngắn khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc.

Các nguyên nhân chính:

  • Do bẩm sinh có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong
  • Do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt: hiếm gặp.

Viễn thị có điều trị được không?

Hậu quả của viễn thị khi không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng mắt lác/lé, nhược thị (mắt lười). Đây là hậu quả thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên tuỳ vào độ viễn của trẻ mà bác sĩ có thể cho đeo kính hoặc không.

Vậy có những cách điều trị nào:

Đeo kính

Đây là phương pháp điều trị viễn thị đơn giản và hiệu quả – Thấu kính hội tụ (kính lồi) được dùng trong trường hợp này giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt.

Người mắc tật khúc xạ có thể mang kính gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm những việc khác ở khoảng cách gần.

Can thiệp phẫu thuật: Phẫu thuật có thể giúp giảm độ hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn độ viễn. Tuy nhiên cũng có khả năng gặp 1 vài biến chứng như:

  • Chỉnh quá độ (dẫn đến cận thị)
  • Khô mắt
  • Thấy quầng sáng xung quanh.

Cần làm gì cho đôi mắt?

Các phương pháp để bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn:

Kham-mat-dinh-ky-theo-loi-khuyen

Khám mắt định kỳ theo lời khuyên

  • Khám mắt định kỳ
  • Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn các loại thực phẩm hoa quả tươi có chứa vitamin A và beta carotene như cà rốt, bí đỏ…
  • Tránh hút thuốc, uống rượu bia
  • Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng
  • Khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng việc đeo kính chắn tia UV
  • Đeo kính đúng số theo đơn của bác sĩ hoặc chuyên gia.

Bài viết trên đã đi qua các vấn đề xoay quanh tật khúc xạ viễn thị, chúng ta có cái nhìn tổng quát thì sẽ có các hướng xử trí tốt hơn cho bản thân và gia đình.

Dù có hay không có các vấn đề về mắt thì vẫn nên đi khám mắt định kỳ để đảm mắt bạn luôn khoẻ mạnh nhé!

Tags: