Hay dụi mắt có phải nguyên nhân bị loạn thị không?

Hay dụi mắt là một thói quen không tốt cho mỗi chúng ta vì điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến loạn thị.

Các dấu hiệu cho thấy bạn mắc loạn thị

 

Ngua-mat-lien-tuc-do-kho-mat

Trẻ dụi mắt liên tục do đâu?

  • Thấy mờ mắt hơn: đây là một triệu chứng phổ biến, bệnh nhân khó có thể nhìn thấy chi tiết trên các đồ vật;
  • Có thể nhìn thấy ánh sáng chói hoặc thấy quầng sáng xung quanh đèn khi nhìn;
  • Tầm nhìn bị mờ đi hoặc méo mó;
  • Thường thấy khó nhìn hơn vào ban đêm;
  • Cảm thấy đau mỏi mắt: có thể cảm thấy dấu hiệu này sau khi bệnh nhân tập trung trong một thời gian dài;
  • Đau nhức đầu;
  • Phải nheo mắt lại mỗi khi nhìn.

Nguyên nhân loạn thị

Bẩm sinh

  • Yếu tố di truyền: Loạn thị bẩm sinh có nguyên nhân thường là do yếu tố di truyền hoặc tiền sử gia đình có người bị loạn thị hay mắc các loại tật khúc xạ ở mắt. Đặc biệt nếu những người có cả bố cả mẹ bị loạn thị thì có nguy cơ loạn thị bẩm sinh sẽ cao;
  • Chấn thương tại mắt trong quá trình sinh sản: Nếu trong quá trình trẻ ra đời gặp những chấn thương ảnh hưởng đến mắt, hay mắc các bệnh lý về mắt sau khi phẫu thuật;
  • Do mẹ bầu bị nhiễm khuẩn: Trong quá trình mẹ mang thai, nếu mẹ bầu có bị mắc nhiễm khuẩn có thể truyền sang em bé qua nhau thai, hoặc trong khi sinh. Điều này xảy ra trẻ cũng có thể bị những biến chứng về sức khỏe, có thể gặp dị tật…

Mắc phải

  • Các chấn thương ở mắt: đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, có thể do nguyên nhân chấn thương sau khi chơi thể thao hay tai nạn hoặc có dị vật trong mắt. Trường hợp này thường gây các triệu chứng như đau, sưng, đỏ và một số các biểu hiện khác. Một số người có thể nhìn thấy những tia ánh sáng lóe lên hoặc thay đổi thị lực. Một số các chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra có thể gây mất thị lực vĩnh viễn;
  • Bệnh Keratoconus: xảy ra theo thời gian, khi độ cong tròn như bình thường của bề mặt mắt bị lồi ra ngoài giống như hình nón. Bệnh giác mạc có hình chóp (Keratoconus) chiếm tỷ lệ người mắc phải là 1/2000. Bệnh này làm cho giác mạc phần ở phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng đi. Người bị mắc bệnh giác mạc hình chóp thường có thị lực yếu đi, có thể dễ bị nhầm với các tật cận-loạn thị, nhược thị.Giác mạc là một bộ phận mỏng và trong suốt, nằm ở phía trước nhãn cầu. Bình thường, chúng ta có khả năng nhìn rõ là do giác mạc trong suốt và có độ cong đều từ trung tâm ra ngoại vi. Ở những người mắc bệnh lý giác mạc hình chóp có phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc sẽ bị giãn phình ra và tiêu mỏng đi;
  • Giác mạc bị thoái hóa;
  • Biến chứng sau một số cuộc phẫu thuật mắt: phẫu thuật thay thủy tinh thế,…

Hay dụi mắt có phải nguyên nhân bị loạn thị không?

Khi mắt bị kích ứng, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường đưa tay lên dụi để mắt có cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn là  không đúng, dụi mắt thường xuyên có thể sẽ gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của mắt. Khi mắt gặp phải các cảm giác khó chịu như cộm hay ngứa hoặc chảy nước mắt, vướng phải dị vật hay bị kích ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau thì phản ứng đầu tiên của chúng ta là đưa tay lên dụi để giải quyết vấn đề tức thì cho đôi mắt.

Tre-ngua-do-mat-bi-kho

Trẻ dụi mắt do ngứa

Đôi khi tình trạng mắt khô khi ta nhìn vào màn hình máy tính hoặc tiếp xúc với điện thoại quá lâu, đôi mắt làm việc không có thời gian nghỉ ngơi có thể sẽ khiến mệt mỏi, chúng ta sẽ dụi mắt thường xuyên. Dụi mắt là cách mà chúng ta đưa vi khuẩn từ tay sẽ xâm nhập vào mắt một cách nhanh chóng, có khả năng gây ra nhiều hậu quả về sau cho đôi mắt của bạn.

Nếu bạn đeo kính áp tròng lâu hơn so với thời gian khuyến cáo, dụi mắt sẽ gây đau rát mắt, dẫn đến các cọ xát làm tổn thương giác mạc như loét giác mạc. Hay dụi mắt có khả năng dẫn đến việc giác mạc mỏng đi và biến dạng, dẫn đến loạn thị hoặc có thể gây tổn thương như xước giác mạc làm gây sẹo và có các biến chứng như loạn thị. Ngoài ra, hay dụi mắt cũng có nguy cơ gây nên các vấn đề khác như các bệnh nhiễm trùng mắt hay đỏ mắt và tăng nhãn áp.

Rất ít trong số chúng ta biết rằng, dụi mắt có khả năng gây ra những tác hại nghiêm trọng cho đôi mắt có thể ngay lập tức hoặc ảnh hưởng lâu dài. Một số hậu quả phổ biến của dụi mắt dễ gặp nhất như:

  • Xước giác mạc

Thói quen dụi mắt và thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt của chúng ta, đặc biệt các cấu trúc trong đối mắt. Trong trường hợp có bụi, lông mi hay các dị vật nằm trên bề mặt mắt thì hành động dụi sẽ làm cho giác mạc bị xước do sự cọ xát giữa các dị vật và chính mạc mắt. Tình trạng này sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu hay chảy nước mắt, đỏ mắt hoặc mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng, mắt xót. Có thể tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn khiến lòng trắng mắt ta bị đỏ do bị vỡ mạch máu, vùng da xung quanh sẽ thâm đen khiến cho đôi mắt bạn lâu dần trở nên hốc hác và già nua. Nghiêm trong nhất là có thể dẫn tới chứng Keratoconus khi đó giác mạc mỏng đi và bị biến dạng, khiến thị giác, thị lực giảm sút rõ rệt, và cần được phẫu thuật để điều trị hiệu quả.

  • Nhiễm trùng mắt và càng ngày càng ngứa hơn

Tay ta dụi mắt chứa rất nhiều vi khuẩn vì vậy dụi mắt chính là một cách đưa vi khuẩn vào mắt trực tiếp. Cùng với hành động dụi mắt khiến cho mắt bị trầy xước là một nguy cơ để vi khuẩn tấn công vào đôi mắt của chúng ta dễ dàng hơn. Hơn nữa khi dụi mắt khiến cơ thể bạn giải phóng ra một chất là histamin, gây cảm giác ngứa và càng ngứa mắt hơn.

  • Làm nặng lên bệnh tăng nhãn áp

Dụi mắt thường xuyên sẽ khiến gián đoạn lưu thông máu lên mắt, để lâu dần sẽ tổn thương thần kinh thị lực, khiến cho nhãn áp ngày càng tăng dần và nhanh hơn, thậm chí hậu quả để lại có thể gây mù vĩnh viễn.

  • Tình trạng cận thị nặng dần lên

Cận thị có một loại là cận thị thoái hóa, tức là khi nửa phần sau của nhãn cầu bị thoái hóa. Mà dụi mắt có thể khiến cận thị loại này nặng thêm theo thời gian.

Ngoài ra, dụi mắt thường xuyên còn là một trong những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau ở mắt như những bệnh nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc

Thuc-pham-dinh-duong-tot-cho-mat

Thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mắt

Chăm sóc và phòng tránh: Cần bổ sung dinh dưỡng cho mắt bằng thuốc uống hoặc các loại thuốc nhỏ như nước mắt nhân tạo hoặc rửa mắt bằng nước muối để duy trì sức khỏe cho mắt. Trong trường hợp bị ngứa mắt, ta không nên dụi mắt mà thay vào đó cần phải rửa mắt và rồi tìm kiếm tư vấn y tế thông qua việc đi khám.

Để được hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ với FSEC theo hotline 0334 141 213.

FSEC là một trung tâm chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mắt, bao gồm khám mắt, đo khúc xạ, cắt kính, phẫu thuật mắt,… Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, FSEC cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chăm sóc mắt tốt nhất.