Sự khác biệt giữa nhược thị bẩm sinh và mắc phải?

Bạn đã từng nghe về nhược thị và thắc mắc về sự khác biệt giữa nhược thị bẩm sinh và nhược thị do mắc phải? Liệu rằng nhược thị bẩm sinh hay mắc phải cái nào có thời gian điều trị lâu hơn? Nhược thị bẩm sinh là bệnh nặng hơn hay mắc phải là nặng hơn?

Để giải đáp những thắc mắc đó hãy cùng FSEC tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại của bệnh này, từ thời gian khởi phát, nhận diện đến cơ hội điều trị. Trên hành trình khám phá này, chúng ta sẽ nhìn sâu vào những khó khăn và cơ hội trong việc chữa trị nhược thị.

Thời gian nhược thị

Các vị phụ huynh thường thắc mắc rằng liệu con mình bắt đầu bị nhược thị từ khi nào? Có dấu hiệu gì sớm để nhận biết không? Hãy cùng tìm hiểu về thời gian mắc bệnh này nhé.

  • Thời gian khởi phát: Nhược thị bẩm sinh thường bắt đầu từ thời kỳ sớm của trẻ em và có thể rất khó để phát hiện. Những dấu hiệu này thường không rõ ràng và thường phát hiện muộn hơn so với bệnh nhược thị do mắc phải;
  • Thời gian phát hiện: Ngoài có các biểu hiện rõ ràng có thể nhìn thấy bằng mắt thường như ánh đồng tử trắng (đục thể thủy tinh), sẹo giác mạc, lác, hoặc sụp mí thì những dấu hiệu khác như tật khúc xạ rất kín đáo và thường khó phát hiện hoặc phát hiện muộn hơn do trẻ không nhận biết được bất thường và thích nghi với nó dẫn đến thời gian bị nhược thị lâu hơn.
Sup-mi-o-tre-khien-tre-nhuoc-thi

Sụp mi ở trẻ khiến trẻ bị nhược thị

Thời gian nhược thị bẩm sinh thường kéo dài lâu hơn và thường nặng hơn do:

  • Bệnh sẵn có tại mắt

Một số trẻ bị nhược thị thường có những vấn đề về bệnh lý tại mắt như đục thể thủy tinh, sẹo giác mạc, lác, sụp mí…  

  • Tật khúc xạ

Ở thời kỳ đầu nếu bố mẹ không để ý kĩ rất khó để phát hiện và các bạn bị nhược thị bẩm sinh thường có một mắt nhìn tốt hơn nếu không bịt từng mắt lại thì khó có thể phát hiện nhược thị. 

Vậy nên rất có thể dẫn đến bỏ lỡ khoảng thời gian phát triển tích cực của dây thần kinh thị giác và thời gian vàng để điều trị nhược thị cho các bạn nhỏ trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi. Gây ra sự tiếc nuối khi không thể chỉnh được thị lực tốt nhất cho mắt nhược thị. 

  • Các bạn nhỏ thường không được khám mắt từ sớm

Rất ít bạn nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo được bố mẹ cho đi khám mắt, trừ khi trường học có đợt khám sàng lọc. Thông thường bố mẹ sẽ cho con đi khám mắt sau khi trẻ đã lên cấp 1 và phàn nàn rằng không thể nhìn rõ chữ cô giáo trên bảng và muốn đeo kính vì đeo kính của bạn nhìn rõ hơn. Do đó nhiều khi có những bạn 8-9 tuổi mới lần đầu được đi khám mắt. 

Điều này làm cho việc điều trị nhược thị của các bạn không đạt được kết quả tốt nhất và thị lực không cải thiện được quá nhiều dù vẫn chăm chỉ đeo kính và tập các bài tập nhược thị.

Những trẻ nhỏ hơn thường khó hợp tác trong việc khám và điều trị bệnh nhược thị bẩm sinh

Mặc dù khó khăn trong việc phát hiện và điều trị nhược thị bẩm sinh, nhưng vẫn có cơ hội chữa trị nếu sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì trong quá trình điều trị.

  • Trẻ nhỏ thường khó hợp tác trong việc kiểm tra và điều trị bệnh nhược thị

Trẻ nhỏ thường không chịu hợp và tập chung trong quá trình khám đặc biệt là trong việc tiếp xúc với các phương pháp can thiệp y tế như kiểm tra thị lực và các quy trình điều trị. Các bé thường khó tập chung và nhanh chán trong quá trình thăm khám việc này khiến cho việc thăm khám trở nên khó khăn hơn và khó có kết quả chính xác nhất. 

Kham-va-dieu-tri-nhuoc-thi-bam-sinh-se-kho-khan-hon-o-nhung-tre-nho-hon

Khám và điều trị nhược thị bẩm sinh sẽ khó khăn hơn ở những trẻ nhỏ tuổi hơn

  • Khám khúc xạ và kê đơn kính

Đối với những bạn nhỏ bị nhược thị việc khám khúc xạ và kê đơn kính là việc quan trọng nhất để có thể hỗ trợ tối đa cho việc nhìn rõ ảnh ở bên mắt nhược thị, ngoài ra bệnh nhược thị còn phải tuân thủ một số biện pháp, bài tập của các chuyên gia để có thể cải thiện thị lực một cách tốt nhất. Nên khả năng hợp tác của trẻ là vô cùng quan trọng.

Vì khả năng hợp tác của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tập mắt. Các bài tập thị giác là một phần quan trọng trong việc cải thiện nhược thị. Việc chờ đợi trẻ đủ nhận biết, phối hợp và hợp tác với các y bác sĩ để kiểm tra và điều trị nhược thị có thể là một thách thức, và việc này thường gây ra sự trì hoãn trong việc xác định chính xác và bắt đầu điều trị. Điều này cũng tạo ra áp lực đối với việc xác định thời điểm thích hợp cho quá trình điều trị nhược thị. 

  • Sự phối hợp của trẻ nhỏ cũng phụ thuộc một phần vào bố mẹ

Các ông bố bà mẹ cần cố gắng giúp con hợp tác tốt nhất tránh trường hợp la mắng, quát nạt khiến các bé sợ hãi khi bước vào phòng khám gặp các y bác sĩ. Ảnh hưởng tới quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị của con.

Cần tạo tâm lý thoải mái và vui vẻ cho con trong suốt quá trình đi khám, đội ngũ y bác sĩ cần hết sức chuyên nghiệp trong việc lựa chọn phương pháp và thăm khám cho các bạn bé, thời gian cần nhanh chóng đưa ra kết quả chính xác nhất tránh gây mất thời gian khiến các bạn nhỏ mất tập trung và không chịu hợp tác. Tránh to tiếng khiến các bé sợ hãi la khóc, làm ảnh hưởng tâm lý của các bé và những bé chờ khám.

Dieu-tri-nhuoc-thi-tai-FSEC

Điều trị nhược thị tại FSEC cùng chuyên gia Cường

Tuy rằng việc điều trị nhược thị bẩm sinh là tương đối khó khăn và cần một quá trình lâu dài, nhưng đây là bệnh vẫn có cơ hội chữa trị và phục hồi được ở các bạn nhỏ được phát hiện sớm. Điều trị nhược thị cần sự kiên trì của bố mẹ đồng hành cùng con trong suốt quá trình. Bố mẹ cần kiên trì và tích cực cùng con điều trị.

Việc đưa con đi thăm khám sớm và phát hiện kịp thời là hết sức quan trọng. Bố mẹ có thể đưa con đến phòng khám FSEC 213 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn và thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp, đồng hành cùng con trong quá trình lấy lại thị lực.