Tật khúc xạ và rối loạn điều tiết có nguy hiểm không?

Mắt nhìn mờ, nhức mỏi thường xuyên là biểu hiện của bệnh khúc xạ và điều tiết thông thường. Tùy theo từng mức độ, nếu phát hiện sớm sẽ có một số cách khắc phục đơn giản và kiểm soát bệnh tốt. Cùng FSEC đi tìm hiểu thêm về tình trạng này nhé.

Tật khúc xạ là gì?

Với mắt chính thị, ánh sáng đi từ vật qua các thành phần của mắt và hội tụ tại một điểm nằm trên võng mạc sau đó gửi thông tin về não. 

Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng từ vật không hội tụ tại võng mạc mà ở trước hoặc sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc khiến mắt nhìn không rõ được vật. 

Tật khúc xạ phổ biến chúng ta hay gặp nhất là: cận thị, viễn thị, loạn thị.  Trong đó, cận thị – viễn thị – loạn thị thường hay gặp ở lứa tuổi học đường .

  • Cận thị: Cận thị xảy ra do sự hội tụ các tia sáng nằm ở trước võng mạc mắt. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Viễn thị:Viễn thị xảy ra do điểm hội tụ của ánh sáng nằm ở phía sau võng mạc. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc mắc một số bệnh lý như sẹo giác mạc, giác mạc dẹt,… 

Loạn thị: Do bán kính độ cong giác mạc không đều trên các kinh tuyến nên khúc xạ theo các kinh tuyến khác nhau.

co-che-tat-khuc-xa

Cơ chế tật khúc xạ

Điều tiết là gì?

Điều tiết là khả năng của thể thủy tinh. Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt lồi 2 mặt nằm chính giữa trục của nhãn cầu. Thể thủy tinh có khả năng co giãn nhờ vào cơ thể mi để thay đổi độ lồi của thấu kính phù hợp với nhu cầu nhìn xa hoặc gần với mục đích hội tụ ảnh của vật ở võng mạc. 

Bệnh rối loạn điều tiết là thể thủy tinh không thể điều chỉnh độ cong phù hợp. 

Khi mắt phải điều tiết liên tục để đáp ứng với nhu cầu làm việc cao tiếp xúc nhiều với máy tính điện tử, hay cường độ công việc nhiều, nhìn quá xa hoặc quá gần trong thời gian dài, đến một thời điểm nào đó mắt không thể điều tiết được nữa. 

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn điều tiết của mắt:  

  • Mắt phải làm việc quá sức, sử dụng điện thoại, máy tính nhiều 
  • Học tập và làm việc ở nơi không đủ ánh sáng, khoảng cách nhìn không phù hợp, quá xa hoặc quá gần
  • Người bị tật khúc xạ nhưng không đeo kính hoặc đeo kính không phù hợp độ khúc xạ của mắt 

Hình ảnh mỏi mắtHình ảnh mỏi mắt

Biểu hiện của bệnh khúc xạ và rối loạn điều tiết

Triệu chứng khiến người bệnh than phiền của hai bệnh này đều là: nhìn mờ, nhức mỏi mắt và đau đầu.

Với bệnh khúc xạ: 

  • Cận thị: thường nhìn xa kém, nhức mỏi mắt
  • Viễn thị: Nếu viễn thị nhẹ, nhìn xa có thể bình thường. Nếu viễn thị nặng thì cả nhìn xa và nhìn gần thị lực đều giảm
  • Loạn thị: Người bệnh nhìn mờ, vật bị méo mó, biến dạng

Với bệnh điều tiết, các biểu hiện của mỏi điều tiết như: 

  • Đau nhức mắt
  • Nhìn mờ khi thay đổi khoảng cách
  • Chảy nước mắt
  • Khô mắt, cay mắt
  • Đỏ mắt, ngứa cộm

Tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không?

Tật khúc xạ và rối loạn điều tiết đều là bệnh ảnh hưởng đến khả năng nhìn, sinh hoạt và làm việc của người bệnh. 

Tật khúc xạ làm giảm thị lực khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và tăng độ rủi ro cho cuộc sống hàng ngày. Không chỉ vậy, tật khúc xạ có thể tiến triển nặng dẫn đến xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng của mắt gây nguy cơ mù lòa cao như lác mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…

Tật khúc xạ và điều tiết có khỏi được không

Khắc phục tật khúc xạ

Tật khúc xạ được theo dõi và kiểm soát tốt bằng cách đeo kính thuốc, mục đích là để đảm bảo thị lực cho người bệnh và không làm bệnh tiến triển chứ không hết được. 

Đối với tật khúc xạ được khắc phục bằng cách chỉnh kính phù hợp: 

  • Cận thị: người bệnh phải đeo thấu kính phân kì. Cận thị nặng có thể có các biến chứng: đục dịch kính, bong võng mạc, thoái hóa võng mạc 
  • Viễn thị: Cần đeo kính hội tụ
  • Loạn thị: điều trị bằng kính trụ

Các bệnh về khúc xạ muốn điều trị dứt điểm thì cách duy nhất là phẫu thuật. Đối với các tật khúc xạ độ cao hoặc đeo kính không phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng như nhược thị, lác,…

Khắc phục rối loạn điều tiết

Rối loạn điều tiết thường kèm theo các vấn đề về khô mắt, mỏi mắt, biến chứng khác như: nhìn hai hình, cận thị giả,… Điều trị rối loạn điều tiết chủ yếu là thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường làm việc tốt giúp mắt không phải làm việc quá sức và được nghỉ ngơi thư giãn. 

Một số cách đơn giản giúp khắc phục và kiểm soát tật khúc xạ và rối loạn điều tiết

  • Sử dụng các thiết bị điện tử hạn chế, giữ khoảng cách phù hợp với mắt, để tránh mắt phải liên tục điều tiết 
  • Phân bố thời gian làm việc và thời gian nghỉ hợp lý. Áp dụng quy tắc vàng 20:20:20 đặc biệt với người làm công sở là một cách giúp thư giãn mắt sau khi tập trung làm việc. Quy tắc có nghĩa là: 20 phút làm việc, nghỉ 20 giây, nhìn xa 20 phút. 
  • Không gian làm việc được bày trí rộng rãi, đủ ánh sáng, chọn nội thất có màu sáng dịu cũng là một cách giúp mắt thư giãn đỡ nhức mỏi 
  • Tái khám định kỳ theo lịch: đặc biệt lứa tuổi đang phát triển. Việc tái khám giúp bạn biết chắc chắn bạn có đang kiểm soát tốt không, có dung nạp tốt với kính hay không và nhận được lời khuyên phù hợp của bác sĩ. 
Hình ảnh khám mắt tại FSEC

Hình ảnh khám mắt tại FSEC

Lời khuyên: 

Tật khúc xạ và rối loạn điều tiết tuy là hai bệnh khác nhau nhưng lại có một số biểu hiện giống nhau. Chính vì vậy, khi bạn có bất cứ biểu hiện nào liên quan đến nhìn mờ hay nhức mỏi mắt, hãy đến các cơ sở y tế uy tin để được khám chữa bệnh kịp thời và tìm ra nguyên nhân của tình trạng này nhé. 

Đặt lịch khám tại FSEC để các bác sĩ khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp với tình trạng mắt của bạn nhé!