Nhược thị- mốc tuổi quan trọng nhất của nhược thị

 Nhược thị (mắt lười) là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhược thị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nó gây giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Cùng FSEC tìm hiểu tại sao 7 tuổi là thời điểm quan trọng trong điều trị nhược thị nhé!

1.Vì sao 7 tuổi là mốc tuổi quan trọng trong điều trị nhược thị?

Theo thống kê có khoảng 15 – 20% trẻ từ 3 – 5 tuổi mắc những bệnh về mắt, trong đó tình trạng nhược thị là trầm trọng nhất, ảnh hưởng tới khoảng 2-4% trẻ em trên toàn thế giới.

Hinh-anh-minh-hoa-doi-mat-tre-khoe-manh.

Hình ảnh minh họa đôi mắt trẻ khỏe mạnh

Nhược thị (hay còn gọi là mắt lười) là một bất thường phát triển do biến đổi sinh lí ở vỏ não thị giác dẫn đến tổn hại thị giác. Trong những năm đầu đời, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não của trẻ dần hình thành và hoàn thiện.

Cần có những trải nghiệm thị giác bình thường để hệ thống thị giác của trẻ có thể phát triển bình thường. Bất kỳ nguyên nhân nào cản trở sự phát triển thị giác hai mắt hoặc sự tương tác bất thường giữa hai mắt làm gián đoạn quá trình hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác đều có thể gây nhược thị. 

Về mặt lâm sàng, nhược thị biểu hiện bằng giảm thị lực ở một mắt (< 7/10) bề ngoài trông bình thường mặc dù đã được chỉnh kính tối đa hoặc chênh lệch giữa 2 mắt ≥ 1-2 dòng. 

Hinh-anh-bang-thi-luc.

Hình ảnh bảng thị lực

Hệ thống thị giác của trẻ lúc mới sinh có bản chất dễ uốn nắn (hay còn gọi là tính mềm dẻo), giai đoạn này sự phát triển thị lực có thể bị ảnh hưởng bởi sự trải nghiệm thị giác và các yếu tố môi trường. Tính mềm dẻo của hệ thống thị giác không phải vô hạn và thường xem xét liên quan đến giai đoạn then chốt. 

Giai đoạn then chốt để chỉ giai đoạn phát triển nhanh nhất để phát triển hệ thống thị giác, thời điểm các chức năng thị giác có thể bị thay đổi bởi các yếu tố môi trường.

Do đó, khi đánh giá thị lực, giai đoạn then chốt trong điều trị có hiệu quả là khoảng 7-8 tuổi. Ngoài giai đoạn này, khả năng học hỏi và kích thích phát triển thị giác của mắt kém hơn rất nhiều, hiệu quả trong điều trị nhược thị bị hạn chế.

Những điều nêu trên giải thích lý do việc phát hiện và điều trị nhược thị trước 7 tuổi để có hiệu quả tốt nhất.

2. Làm thế nào để phát hiện bệnh nhược thị

Bệnh nhược thị thường xảy ra ở một mắt nên nhiều bậc cha mẹ và trẻ nhỏ không nhận ra được. Trẻ có thể không phát hiện ra được mắt nào nhìn kém hơn.

Do có có nhiều bậc cha mẹ không đưa trẻ đi khám mắt đầy đủ nên nhiều trẻ bị bệnh nhược thị nhưng không được phát hiện ra cho đến khi được các bác sĩ nhãn khoa khám mắt khi đã lớn.

Nhược thị có thể được chẩn đoán bằng cách đo thị lực và khám sức khỏe mắt từng mắt một cách kỹ càng và toàn diện. Các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán nhược thị bằng cách:

  • Đo thị lực – tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ có thể có các phương pháp đo thị lực khác nhau như bảng Lea, bảng hướng nhìn thiên vị, bảng Logmar… Để kiểm tra thị lực của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, các bác sĩ mắt có thể che từng mắt của trẻ và quan sát xem trẻ có nhìn theo vật chuyển động không. Chú ý khi che một mắt lại, trẻ có cố gắng nghiêng đầu, kéo miếng che mắt ra hoặc khóc không. 
  • Kiểm tra độ khúc xạ, có thể cần nhỏ thuốc liệt điều tiết để kiểm tra chính xác độ khúc xạ của trẻ.
  • Kiểm tra xem thị lực giữa hai mắt có khác biệt hay không sau khi đã được chỉnh kính tối đa.
  • Kiểm tra xem trẻ có lác, có mắc các bệnh mắt khác như đục thể thuỷ tinh bẩm sinh, sụp mi…hay không. Nếu trẻ bị lác nên được theo dõi cẩn thận xem tình trạng nhược thị có xuất hiện hay không.
  • Kiểm tra vận nhãn.

3. Nên bắt đầu điều trị nhược thị vào lúc nào

Nên bắt đầu điều trị nhược thị càng sớm càng tốt. Đồng thời cần xác định đúng nguyên nhân gây nhược thị để có phác đồ điều trị phù hợp. Ví dụ nhược thị do tật khúc xạ cần được chỉnh quang tốt nhất, sau đó tập phục hồi chức năng (kích thích mắt lười hoạt động) để cải thiện thị lực của mắt.

Nhược thị do đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Thời gian xuất hiện bệnh nhược thị càng sớm thì tiên lượng bệnh càng nặng. Yếu tố sinh nhược thị càng có từ lâu, càng phát hiện muộn thì tiên lượng bệnh càng xấu. 

Bit-mat-kich-thich-mat-yeu-hon-hoat-dong-trong-dieu-tri-benh-nhuoc-thi

Bịt mắt kích thích mắt yếu hơn hoạt động trong điều trị bệnh nhược thị

.

4. Điều quan trọng nhất là hãy cho con đi khám mắt theo mốc tuổi

Bệnh nhược thị thường xảy ra ở một mắt, rất khó để phát hiện ở giai đoạn sớm, vì thế cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc tối thiểu cần đưa trẻ đi khám ở các mốc thời gian quan trọng 1 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi.

Nếu trẻ bị nhược thị được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và thị giác càng có nhiều khả năng trở lại được bình thường. Thời điểm vàng để phát hiện điều trị nhược thị cho trẻ là trước 7-8 tuổi có thể phục hồi được thị lực trở về bình thường.

Nếu bắt đầu điều trị khi trẻ lớn hơn, thị lực có thể cải thiện được một phần nhưng khó có thể hoàn toàn bình thường được.

Hinh-anh-bac-si-tai-Fsec-kham-mat-cho-tre.

Hình ảnh bác sĩ tại FSEC khám mắt cho trẻ

Tóm lại, trẻ có thể không hồi phục thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh nhược thị. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời nhược thị là vô cùng quan trọng để giúp trẻ có thể phục hồi thị lực.

Bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để được khám sàng lọc các bệnh mắt và được điều trị theo phác đồ phù hợp nếu bị nhược thị.

Trung tâm mắt trẻ em FSEC tự hào có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia mắt dày dặn kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Mắt Trung Ương với kinh nghiệm điều trị thành công các bệnh mắt cho trẻ. FSEC sẽ đồng hành cùng bố mẹ bảo vệ và chăm sóc đôi mắt trẻ thơ. 

Liên hệ hotline 033.4141.213 hoặc website fsec.vn để được tư vấn, đặt lịch và thăm khám ngay nhé!