Nhìn mờ, nhìn đôi, mỏi mắt: 3 dấu hiệu của loạn thị

Nhìn mờ, nhìn đôi, mỏi mắt là ba dấu hiệu thường gặp ở người loạn thị. Đôi khi người bệnh thường chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mắt.                                                         

Ai có nguy cơ mắc loạn thị?

Loạn thị là một loại tật khúc xạ ở mắt do giác mạc của chúng ta ghi nhận những hình ảnh khác thường so với hình thực tế. Những tia ánh sáng đi vào mắt sẽ bị khuếch tán trên võng mạc làm cho hình ảnh thu được bị nhoè đi.

Nguyên nhân: Có rất dẫn nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn thị. Tuy nhiên, hầu hết loạn thị thường sẽ tự xuất hiện mà các chuyên gia chưa tìm ra được nguyên nhân tại sao. Người bệnh có thể bị mắc loạn thị với các nguyên nhân do:

  • Di truyền: Những trẻ nhỏ có cha mẹ mắc loạn thị sẽ có nguy cơ dễ bị loạn thị hơn hoặc cũng có thể do nguyên nhân mí mắt của họ mắt gây áp lực quá lớn lên giác mạc;
  • Chấn thương ở vùng mắt: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, có thể do những chấn thương sau chơi thể thao, bị tai nạn hoặc dị vật trong mắt. Trường hợp này thường gây cảm giác đau, sưng, đỏ và có thể kèm theo một số các triệu chứng khác. Một số bệnh nhân có thể thấy những tia ánh sáng lóe lên hoặc thay đổi thị lực. Chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra ở mắt và gây mất thị lực vĩnh viễn;
  • Bệnh Keratoconus: Là bệnh xảy ra theo thời gian, khi độ cong bình thường của bề mặt mắt bị lồi ra ngoài giống như hình nón;
  • Giác mạc bị thoái hoá, biến chứng sau những cuộc phẫu thuật mắt.

Đối tượng có thể mắc: tất cả mọi người đều có thể mắc tật khúc xạ loạn thị.

tinh-trang-can-thi-hien-nay

Tình trạng cận thị hiện nay rất phổ biến

Nguy cơ cao: Bệnh loạn thị có thể xảy ra ở cả trẻ em và cả người trưởng thành. Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn khi có những yếu tố nguy cơ sau: 

  • Tiền sử gia đình từng mắc loạn thị hoặc các một số các bệnh nhãn khoa khác;
  • Giác mạc mỏng đi và bị sẹo giác mạc;
  • Độ cận hoặc độ viễn quá cao;
  • Đã từng trải qua cuộc phẫu thuật mắt ví dụ như phẫu thuật đục thủy tinh thể. 

Dấu hiệu của loạn thị mọi người cần biết

Một số triệu chứng loạn thị thường gặp bao gồm:

  • Thấy mắt mờ đi hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó;
  • Mỏi mắt hơn;
  • Nheo mắt thường xuyên để cố gắng nhìn rõ;
  • Cảm giác khó chịu ở mắt;
  • Khó nhìn vật vào ban đêm;
  • Cảm thấy đau nhức đầu.
Tre-nheo-mat-khi-bi-loan-thi

Trẻ nheo mắt khi bị loạn thị

Loạn thị chữa bằng cách nào?

Có 3 phương pháp thường được áp dụng điều trị mắt bị loạn thị

Phương pháp đeo kính mắt hoặc đeo kính áp tròng đều có khả năng điều chỉnh hầu hết các trường hợp loạn thị.

  • Nếu như bị mắc loạn thị rất nhẹ (không ảnh hưởng đến thị lực) thì có thể bệnh nhân không cần đeo kính hoặc kính áp tròng. Bác sĩ sẽ đo thị lực cho bệnh nhân ở các lần khám;
  • Nếu bệnh nhân bị mắc loạn thị ở mức độ trung bình, người bệnh sẽ cần điều chỉnh lại thấu kính như là kính cận, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.

Loạn thị có thể thay đổi theo thời gian và có khả năng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh cần phải đeo kính gọng hoặc kính áp tròng ngay cả khi không cần.

 Kính mắt

Kinh-mat-can-thi

Kính mắt cận thị để nhìn rõ                                                  

Bác sĩ sẽ khám mắt kỹ lưỡng để tìm ra độ kính phù hợp nhất với người bệnh. Nhưng sẽ phải tùy vào từng mức độ nặng của người bệnh mà cân nhắc độ kính phù hợp vì đôi khi mắt sẽ cảm nhận được sàn hoặc tường bị nghiêng. Hiệu ứng này sẽ biến mất khi mắt ta đã thích nghi dần với kính. Người bệnh sẽ thường bắt đầu đeo kính vào buổi sáng và mỗi lần đeo trong vài giờ rồi điều chỉnh từ từ. Nếu thị lực không khá hơn ta cần gặp bác sĩ để điều chỉnh lại.

  • Ưu điểm: Chi phí cho phương pháp điều trị này thường rẻ hơn các phương pháp điều trị khác.
  • Nhược điểm: Có thể bị mất hoặc hư, gãy và bể kính.

Kính áp tròng                                  

Là những thấu kính mà được làm bằng các chất liệu có sự trao đổi õy tốt giúp vùa tương thích với giác mạc và vừa điều chỉnh được thị lực

Các loại kính áp tròng:

  • Kính áp tròng mềm: Các loại thấu kính mềm thường được dùng cho loạn thị là loại thấu kính toric;
  • Kính áp tròng cứng: Kính áp tròng thấm khí cứng là một lựa chọn tốt khi chứng loạn thị của người bệnh trở nên nghiêm trọng. Các chuyên gia thường dùng loại này cho một số thủ thuật gọi là orthokeratology.
Deo-kinh-ap-trong-chua-loan-thi

Đeo kính áp tròng chữa loạn thị

Người bệnh đeo kính trong lúc ngủ có thể định hình lại giác mạc. Người bệnh cần đeo kính áp tròng để giữ được hình dạng mới này nhưng không nhất thiết phải đeo thường xuyên.

Ưu điểm:

  • Người bệnh có thể sẽ được chọn lựa kính áp tròng mềm hoặc cứng.
  • Lựa chọn tốt cho những người đang vận động.

Nhược điểm:

  • Kính áp tròng có thể không được phù hợp được với tất cả mọi người;
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng mắt do ta vệ sinh kính áp tròng kém.

Một số phương pháp phẫu thuật loạn thị được thông dụng hiện nay

Chi phí mổ mắt hiện nay ở các cơ sở y tế trên cả nước sẽ dao động từ 20 – 70 triệu.

Các phương pháp để phẫu thuật khúc xạ thường dùng hiện nay bao gồm:

Phương pháp PRK – biểu mô giác mạc được loại bỏ

Phương pháp PRK hầu hết được sử dụng cho những trường hợp loạn thị nhẹ và trung bình. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ lớp biểu mô bảo vệ ở bên ngoài giác mạc. Sau đó, sẽ sử dụng tia laser excimer để chiếu trực tiếp lên bên trên bề mặt giác mạc và nhu mô ở bên dưới giác mạc để tạo lại bề mặt giác mạc như bình thường nhằm làm giảm công suất hội tụ của giác mạc.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là giảm được các nguy cơ biến chứng liên quan đến vạt giác mạc. Nhược điểm, phẫu thuật sẽ làm bệnh nhân có cảm giác hơi khó chịu và có thể gây kích ứng cho mắt từ 1 đến 3 ngày sau mổ, thời gian phục hồi sẽ thường khá lâu dao động trong khoảng từ 1 đến 3 tháng.

Phương pháp LASIK – Thay đổi khúc xạ với mục đích định hình nhu mô giác mạc

laser excimer hai nguyên tử có bước sóng tử ngoại (193nm) được áp dụng trong phương pháp này để cắt gọt, sửa và định hình lại độ cong của giác mạc bệnh nhân khi thông qua một nắp vạt mỏng được tạo ra bên trên bề mặt của mắt.

LASIK là một tiểu phẫu được các chuyên gia đánh giá có độ an toàn khá cao, nguy cơ tái phát lại thấp và thời gian phục hồi thị lực khá nhanh. Do vậy, đây là một phương pháp mổ loạn thị được các cơ sở y tế sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Phương pháp LASEK – Định hình lại giác mạc vạt dưới biểu mô

Là một phương pháp phẫu thuật nhỏ khi đó bệnh nhân sẽ được gấp một lớp mỏng của giác mạc để nhằm mục đích hạn chế gây tổn thương do từ những công việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân hoặc những vận động thể lực gây ra cho mắt. Nếu như bạn có một giác mạc mỏng hoặc có thể có nguy cơ bị chấn thương mắt cao thì LASEK có thể là một trong những phương pháp lựa chọn phù hợp.

Phương pháp Relex Smile

Relex smile là một trong những phương pháp mổ loạn thị đã được công nhận tiên tiến và an toàn vì đã không làm lật vạt giác mạc, hạn chế các biến chứng vì ít can thiệp đến mắt. Giác mạc của mắt sẽ được cắt một vết nhỏ (từ 2-4mm) nhằm rút lõi mô đã được loại bỏ bởi tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc.

Phẫu thuật Relex smile nên được sử dụng cho người có độ loạn thị từ 0,75-3 đi ốp

Có rất nhiều triệu chứng cho biết dấu hiệu loạn thị nhưng thường xuyên nhất là 3 dấu hiệu: nhìn mờ, nhìn đôi, mỏi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên cần được chăm sóc thường xuyên, vì vậy chúng ta nên đi khám mắt định kỳ 1-2 lần/năm. Tại phòng khám FSEC của chúng tôi  có hỗ trợ đặt lịch, nhắc lịch tái khám. Hãy liên hệ với FSEC nhé!