Kính áp tròng ban đêm Ortho-K là gì? Điều trị cận không cần đeo kính

Kính áp tròng Ortho-K là gì?”, “Giá của kính áp tròng Ortho-K là bao nhiêu?”

Với tình trạng cận thị ngày càng tăng, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh như hiện nay thì kính áp tròng Ortho-K là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát cận thị tiến triển(tăng độ cận). 

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K là gì?

Ortho-K-1

Ortho-K là viết tắt của Orthokeratology là loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào sáng hôm sau, khi đó người dùng sẽ nhìn rõ mà không cần phải đeo kính gọng hay 1 kính áp tròng nào khác.

Nguyên lý điều trị của kính áp tròng ban đêm Ortho-K

Ortho-K-2

Dưới tác động của mi mắt khi ngủ(nhắm mắt) thì mặt sau của kính Ortho-K sẽ đè lên trung tâm của giác mạc từ đó làm phẳng một phần giác mạc và có hiệu quả triệt tiêu độ cận trong khoảng thời gian nhất định.

Do giác có tính đàn hồi nên nếu ngừng đeo kính Ortho-K thì độ cận lại trở về như cũ và chắc chắn phải dùng kính gọng hoặc kính áp tròng.

Những ai có thể đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K?

  • Trẻ em mắc tật khúc xạ cận thị, đặc biệt là tăng độ nhanh 
  • Người lớn không muốn đeo kính gọng
  • Trẻ em dưới 18 tuổi không muốn đeo kính gọng nhưng chưa đủ tuổi để mổ cận
  • Bệnh nhân không đủ điều kiện sức khoẻ để mổ cận

Tại sao nên dùng kính áp tròng đeo ban đêm Ortho-K ?

  • Mang lại hiệu quả điều trị tốt: Đeo kính áp tròng ban đêm có thể làm chậm từ 50% đến 80% quá trình tăng độ cận của trẻ
  • Không phụ thuộc kính gọng và kính áp tròng thông thường; Kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm
  • Thoải mái vui chơi, vận động thể dục thể thao
  • Khi ngừng đeo kính Ortho-K vẫn có thể mổ cận (nếu mổ cận rồi thì không đeo kính áp tròng ban đêm được)

2 mục đích chính khi sử dụng kính áp tròng Ortho-K:

  • Điều chỉnh tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị và loạn thị): Bằng việc đeo kính trong khoảng thời gian 8 tiếng lúc ngủ, bệnh nhân có thể nhìn rõ mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng trong một khoảng thời gian nhất định sau đó.
  • Để làm chậm sự tiến triển cận thị ở trẻ em: Đây là phương pháp có tác dụng làm chậm quá trình tăng trưởng cận thị, các trường hợp trẻ em có tiến triển cận thị nên dùng đặc biệt là những bé có mức độ tăng cận nhanh.

Những lưu ý khi sử dụng kính Ortho-K

Chỉ dùng kính áp tròng ban đêm khi đi ngủ

Ortho-K

Ortho-k là kính áp tròng cứng được thiết kế để dùng vào ban đêm trong lúc ngủ giúp điều chỉnh lại hình dạng giác mạc. Kính không được dùng vào ban ngày như những loại kính áp tròng khác. 

Có thể gặp một số triệu chứng 

Ortho-K với cơ chế làm phẳng giác mạc ở phần trung tâm, nhưng không thay đổi hình dạng giác mạc phần ngoại vi và phần rìa, gây nên sự thay đổi khác nhau về công suất khúc xạ ở ba phần giác mạc này dẫn đến có thể thấy hiện tượng mờ, nhòe hoặc chói (glare và halo). Hiện tượng này có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.

Ortho-K-4

Hiện tượng Glare – Halo

Giống như những loại kính tiếp xúc khác, kính áp tròng ban đêm Ortho K cũng có thể gây nên một vài triệu chứng như:

  • Chảy nước mắt, đỏ, cộm, có dử mắt
  • Khô mắt
  • Xước hoặc viêm giác mạc
ortho-K

Đỏ mắt

Để không gặp phải những triệu chứng trên thì bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm túc các khâu vệ sinh, bảo quản kính và đặc biệt là tái khám định kỳ.

Trường hợp nếu xảy ra các triệu chứng trên, bệnh nhân phải thông báo ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia đang theo dõi để được hướng dẫn xử trí và nhận chỉ định điều trị nếu cần thiết.

Đeo kính Ortho-K không hết độ cận vĩnh viễn

Khi ngưng đeo kính Ortho K mỗi ngày thì độ cận sẽ trở lại như bình thường do đó, nó không phải là phương pháp điều trị hết cận vĩnh viễn. Tuy nhiên, Ortho K vẫn có thể làm chậm tiến trình tăng độ đặc biệt là ở trẻ em.

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K cũng cần được thay mới

Ortho-K-5

Nên thay kính định kỳ để đảm bảo hiệu quả

Thời gian cần thay một cặp kính Ortho K mới thường là 2-4 năm, tùy vào tình trạng kính tại thời điểm đó. Tuy nhiên tốt nhất là nên thay mới sau khi dùng khoảng 2 năm hoặc khi nào kính bị xước quá nhiều, bị rơi dẫn đến nứt, vỡ. 

Tái khám định kỳ với bác sĩ/chuyên gia

Trang-chu-3

Khám mắt định kỳ

Để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn khi sử dụng phương pháp điều trị cận thị/kiểm soát cận thị tiến triển bằng kính áp tròng đeo ban đêm Ortho K thì bạn cần cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, lịch tái khám theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và các chuyên gia.

Ngưng dùng kính vẫn có thể mổ cận

Bạn cần ngừng sử dụng kính 1 thời gian đủ để giác mạc ổn định về hình dạng ban đầu, độ khúc xạ ổn định thì bệnh nhân có thể thực hiện mổ cận khi có chỉ định của bác sĩ.

Những ai không được đeo kính áp tròng Ortho K 

Trang-chu-5

Ai không được dùng kính Ortho-K

Những trường hợp chống chỉ định khi dùng phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K:

  • Có viêm nhiễm ở mắt
  • Khô mắt kéo dài, tình trạng khô mắt nặng hoặc rối loạn tuyến bờ mi
  • Có bất thường về cấu trúc giác mạc, kết mạc hoặc mi mắt
  • Bệnh giác mạc chóp
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc bệnh tự miễn
  • Bệnh nhân không thể tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ
  • Độ nhạy cảm giác mạc thấp
  • Đã phẫu thuật cận thị

Chi phí kính áp tròng Ortho-K là bao nhiêu?

Chi phí kính Ortho-K khoảng từ 14.000.000đ đến 25.000.000đ tuỳ theo độ cận/loạn, các loại kính khác nhau và của các hãng khác nhau.

Các bước đeo tháo kính Ortho-K

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Cần có đầy đủ các dụng cụ như: Hộp đựng kính, gương soi, dung dịch vệ sinh kính, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý để tráng kính, dụng cụ đeo tháo kính và một vài tờ khăn giấy sạch trải trên mặt bàn.

Bước 2: Vệ sinh tay trước khi đeo kính

Khi vệ sinh tay, cần lưu ý cắt ngắn móng tay. Cần rửa sạch tay với xà phòng và thấm khô hoàn toàn bằng khăn hoặc giấy sạch.

Tuyệt đối không lau tay vào khăn mặt hay quần áo, không chạm vào bất kỳ vật dụng nào khác và không đeo/ tháo kính trong nhà vệ sinh.

Bước 3: Vệ sinh kính trước khi đeo kính

Lắc nhẹ vài lần khay/lọ đựng kính cùng dung dịch ngâm kính trước khi lấy kính ra.

Nhẹ nhàng lấy kính ra bằng dụng cụ đeo/tháo kính rồi đặt vào lòng bàn tay và nhỏ một lượng nước muối sinh lý. Miết nhẹ kính bằng phần thịt của ngón tay trỏ từ trong lòng kính ra ngoài, đảm bảo như vậy 360 độ để kính được sạch hoàn toàn.

Sau đó, đặt kính đã vệ sinh sạch lên phần tay khô. Phần dung dịch còn thừa trong lòng bàn tay sẽ lau khô bằng khăn giấy sạch.

Bước 4: Chuẩn bị đeo kính

Kết thúc các bước vệ sinh kính Ortho K, bạn lấy dụng cụ đeo tháo, lật kính và hút kính lên. Nhỏ 2-3 giọt nước mắt nhân tạo lên lòng kính.

Kiểm tra bong bóng khí, nếu có thì cần loại trừ.

Bước 5: Đeo kính trước khi đi ngủ

Dùng tay không thuận để giữ chặt mi mắt trên, tay thuận cầm dụng cụ từ từ đặt kính vào mắt theo chiều từ dưới lên trên.(chú ý mắt không được chớp hoặc liếc)

Khi kính đã nằm trên giác mạc, hãy nhắm mắt và nhìn xuống dưới chân để thấy dễ chịu hơn.

Bước 6: Tháo kính sau khi ngủ dậy

Vệ sinh tay tương tự như trước khi đeo kính.

Trước khi tháo kính Ortho K khỏi mắt, nên nhỏ một giọt nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý vào mắt và chớp nhẹ nhàng. Sau đó dùng tay đẩy nhẹ mi dưới để nước có thể đi vào giữa kính và giác mạc, khi đó kính sẽ di chuyển dễ hơn. Chớp mắt nhẹ nhàng cho đến khi cảm nhận được sự di chuyển của kính.

Dùng tay không thuận giữ chặt mi mắt dưới, tay thuận cầm dụng cụ tháo kính đặt vào 1/3 phía dưới kính, chạm và nhả nhẹ nhàng, từ từ lấy kính ra đặt vào khay đựng kính.

Bước 7: Bảo quản kính

Đổ nước ngâm kính chuyên dụng vào khay đựng kính theo tỉ lệ phù hợp. Buổi tối đi ngủ lặp lại từ bước 1.

Chú ý:

  • Ngâm kính ít nhất 6 tiếng trước khi đeo.
  • Một tuần vệ sinh kính trung bình 1 lần bằng dung dịch chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh cho kính.

Lời khuyên:

Kính Ortho-K là 1 phương pháp giúp hạn chế khả năng tăng cận chứ không làm cho giảm độ cận, và cũng không giữ độ cận sẽ đứng yên. Vì vậy không nên ỷ lại vào việc sử dụng kính Ortho-k mà cho con lạm dụng việc nhìn gần như sử dụng thiết bị điện tử, đọc truyện…

Đặt lịch khám ngay để được khám mắt và tư vấn bởi các chuyên kiểm soát cận thị tại FSEC nhé!

Ngoài ra, FSEC có bài viết hướng dẫn cách đọc độ cận chính xác qua phiếu khám để phụ huynh có thể cùng theo dõi tình trạng của con.