Loạn thị ở trẻ em có chữa được không ?

Bài viết này sẽ trả lời các thắc mắc phổ biến về loạn thị ở trẻ em có chữa được không, cùng với nguyên nhân gây ra tình trạng này và các biện pháp phòng ngừa mà bố mẹ có thể thực hiện.

Tại sao trẻ em lại bị loạn thị?

Loạn thị ở trẻ em là gì?  

Loạn thị ở trẻ em là tật khúc xạ thường gặp như cận thị và viễn thị. Nó xảy ra làm cho hình ảnh quan sát của vật tiêu khi đi vào mắt không thể hội tụ ở đúng võng mạc gây ra hiện tượng nhìn mờ và méo hình. 

Cơ chế loạn thị

Cơ chế loạn thị

Loạn thị ở trẻ em được chẩn đoán chủ yếu là do sự biến dạng bất thường của giác mạc, thường mang yếu tố bẩm sinh.

Yếu tố nguy cơ gây loạn thị

Nhiều bố mẹ thường đặt ra câu hỏi loạn thị ở trẻ em có chữa được không? Đây là một vấn đề mắt thường gặp và có nhiều nguyên nhân đa dạng. Một trong những yếu tố chủ yếu được xem xét là di truyền.

Trẻ sẽ có nhiều nguy cơ bị loạn thị nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đều mắc phải tình trạng này. Sự liên quan giữa di truyền và loạn thị vẫn đang được nghiên cứu và chứng minh, làm nổi bật tầm quan trọng của việc theo dõi và kiểm tra mắt từ khi trẻ còn nhỏ.

Tre-bi-loan-thi-do-nhieu-nguyen-nhan

Trẻ bị loạn thị do nhiều nguyên nhân

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thị giác ở trẻ. 

Thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất cần thiết cho sự phát triển của mắt, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thị giác. Một chế độ ăn đầy đủ và cân đối có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề loạn thị.

Biến chứng của các vấn đề như cận thị và viễn thị cũng có thể đóng góp vào sự xuất hiện của loạn thị bẩm sinh. Nếu trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề khác về thị giác, như khả năng nhìn xa hoặc gần kém, điều này có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của loạn thị.

Chấn thương và hậu quả để lại sẹo giác mạc cũng là một yếu tố nguy cơ. Nếu trẻ đã trải qua chấn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt trong quá khứ, điều này có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của loạn thị, đặc biệt là nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Tóm lại, trước khi biết được loạn thị có chữa được không thì việc hiểu rõ về những nguyên nhân tiềm ẩn và những yếu tố tác động có thể giúp phát hiện và xử lý loạn thị bẩm sinh một cách hiệu quả. Thông qua các biện pháp kiểm tra định kỳ và giữ gìn sức khỏe mắt, bố mẹ có thể giảm nguy cơ và tăng cơ hội phục hồi thị lực cho trẻ.

Loạn thị ảnh hưởng thế nào đến thị lực? 

Triệu chứng

Ở những bệnh nhân loạn thị có bất thường ở giác mạc hoặc thể thủy tinh làm ảnh hưởng tới thị lực và gây ra các triệu chứng như sau: 

  • Hình ảnh bị  nhòe, méo mó;
  • Phải nheo mắt thường xuyên, gây ra mỏi mắt, chảy nước mắt;
  • Bị chói, xuất hiện quầng sáng từ ánh đèn điện vào ban đêm;
  • Xuất hiện các bóng mờ trước mắt;
  • Nhức đầu, mỏi vai gáy.

Biến chứng

Loạn thị khi xuất hiện các dấu hiệu mà không xử lý ngay bằng việc đeo kính gọng hoặc kính tiếp xúc thì có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn của loạn thị gọi là: loạn thị nặng, loạn thị nghiêm trọng. 

  • Loạn thị nặng là loạn từ 2.00 Diop đến 3.00 Diop, bệnh nhân gặp tình trạng nhìn mờ lâu dài, ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày. Lâu về dài sẽ gây đau đầu và ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.
  • Loạn thị nghiêm trọng hay loạn thị cực đoan có độ loạn trên 3.00 Diop. Khi gặp trường hợp này phải điều trị ngày bằng việc đeo kính gọng hoặc kính tiếp xúc để cải thiện thị lực. Khi kiểm tra đủ điều kiện thì có thể có chỉ định phẫu thuật loạn thị. 

Cách chữa loạn thị ở trẻ em

Trả lời cho câu hỏi loạn thị ở trẻ em có chữa được không thì nhiều bậc phụ huynh thường quan tâm đến khả năng điều trị cho con em mình. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp nào được công nhận có thể điều trị loạn thị ở trẻ dứt điểm. Tuy nhiên, có những biện pháp hỗ trợ và kiểm soát để cải thiện thị lực và ngăn chặn sự gia tăng độ loạn.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất là sử dụng kính, bao gồm cả kính gọng và kính áp tròng. Đối với trẻ loạn thị, việc này giúp bù đắp những không đồng đều trong hình dạng của mắt và tạo ra một hình ảnh sắc nét hơn. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tư vấn về loại kính phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ.

Su-dung-kinh-gong-o-tre-bi-loan-thi

Sử dụng kính gọng ở trẻ bị loạn thị

Một phương pháp khác là sử dụng kính Ortho K, một loại kính áp tròng cứng được đeo vào ban đêm khi trẻ đi ngủ. Phương pháp này giúp định hình giác mạc tạm thời và cải thiện thị lực khi trẻ thức dậy vào sáng hôm sau. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ và kiên trì từ phía bố mẹ, nhưng có thể mang lại kết quả tích cực.

Phương pháp phẫu thuật cũng là một lựa chọn, nhưng đối với trẻ nhỏ, nó không được xem xét cho đến khi đạt đến độ tuổi 18 và đáp ứng đầy đủ các điều kiện phẫu thuật. Do đó, nếu có bất kỳ nhu cầu hay lo lắng nào về thị lực của trẻ, việc thảo luận và thăm bác sĩ chuyên khoa mắt là quan trọng để lựa chọn biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất.

Cách làm giảm nguy cơ mắc loạn thị ở trẻ

Như vậy, bố mẹ đã được trả lời cho câu hỏi loạn thị ở trẻ em có chữa được không. Để giúp giảm thiểu nguy cơ mắc loạn thị bẩm sinh ở trẻ, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa được chuyên gia khuyến cáo. 

Thói quen sinh hoạt của trẻ đóng vai trò quan trọng, bao gồm việc hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, giữ khoảng cách an toàn và cung cấp ánh sáng đủ trong phòng học. Đặc biệt, phải cân nhắc về thời gian sử dụng thiết bị điện tử, hạn chế thời gian tiếp xúc với TV, máy tính và điện thoại để bảo vệ mắt trẻ.

Chế độ dinh dưỡng đóng góp quan trọng vào sức khỏe mắt. Bố mẹ nên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ, bao gồm việc bổ sung đủ vitamin và chất xơ từ rau xanh, quả mọng. Đồng thời, tạo thói quen cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời để tăng cường sự phát triển của mắt.

Khám mắt định kỳ là biện pháp quan trọng để theo dõi sức khỏe mắt của trẻ. Cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra mắt ít nhất 2 lần mỗi năm, đặc biệt là trước khi bắt đầu năm học mới. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tật khúc xạ và bệnh lý mắt khác.

Để đảm bảo thị lực tốt nhất cho con, các bố mẹ cũng cần quan sát và theo dõi hướng nhìn, cử động của mắt trẻ khi trẻ quan sát các đối tượng xung quanh. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Cuối cùng, việc xây dựng cho con lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng. Bố mẹ nên giúp trẻ hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, chỉ sử dụng khi cần thiết và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và công việc nhà. Điều này không chỉ bảo vệ mắt của trẻ mà còn giúp phát triển toàn diện cho sức khỏe cho các con.

Kiem-tra-mat-o-FSEC

Kiểm tra mắt ở FSEC

Lời khuyên:

 Loạn thị là tật khúc xạ phổ biến và có thể kiểm soát độ loạn được. Tuy nhiên, Bố mẹ cần nhớ rằng nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của loạn thị, hãy đưa ngay con bạn đến kiểm tra mắt. Sức khỏe mắt của trẻ quan trọng cho sự phát triển toàn diện về sau. Bố mẹ hãy cùng chung tay bảo vệ đôi mắt của con nhé!

Tại FSEC, Chúng tôi tự hào về kinh nghiệm đặc biệt của mình trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề tật khúc xạ, bao gồm cả loạn thị ở trẻ nhỏ. Các cha mẹ hãy liên hệ với FSEC qua hotline 0334141213 để đặt lịch khám mắt toàn diện cho con bạn