Kiểm soát cận thị ở trẻ – Các phương pháp kiểm soát cận thị

Kiểm soát cận thị ở trẻ em vì sao lại quan trọng như vậy? Làm thế nào để kiểm soát cận thị tốt nhất cho con? Làm thế nào để giảm độ cận hay hạn chế tăng cận? Cùng FSEC trả lời câu hỏi này nhé!

Kiểm soát cận thị ở trẻ em là gì?

Cận thị

Cận thị luôn là một trong các tật khúc xạ ở mắt hay gặp nhất hiện nay.

Dấu hiệu có thể phát hiện là mắt thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa (hay nheo mắt khi nhìn vật ở xa). 

Nguyên nhân do hình ảnh quan sát được hội tụ ở phía trước võng mạc.

Can-thi-tien-trien

Cận thị thường có cấu trúc nhãn cầu lớn hơn – Truc nhãn cầu dài hơn

Kiểm soát cận tiến triển thị là gì?

Ở trẻ em, đặc biệt từ độ tuổi dưới 18 tuổi là khoảng thời gian mà độ cận tăng rất nhanh (mức độ tăng độ cận sẽ khác nhau phụ thuộc vào cường độ nhìn gần của mỗi bé).

Kiem-soat-can-thi-o-tre-2

Trẻ nhìn gần quá nhiều gây tăng cận nhanh hơn?

Kiểm soát cận thị nghĩa là làm chậm quá trình tiến triển hay tăng độ của cận thị, việc kiểm soát cận thị thường được áp dụng trên các bạn nhỏ đang còn trong độ tuổi mà độ cận đang tăng.

Nói thì khá đơn giản nhưng để có thể có 1 phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bé cũng cần trải qua quá trình thăm khám và các khám nghiệm cận lâm sàng (thông thường ở lần khám đầu tiên là quan trọng nhất).

Vì sao cần phải kiểm soát cận thị tiến triển cho các bé?

Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và học tập của bé

Kiem-soat-can-thi-o-tre-3

Bé bị tăng cận nhìn từ cuối lớp lên bảng sẽ bị mờ

Cận thị bản thân nó đã gây nhìn mờ, khi tăng độ cận, các bé sẽ lại càng nhìn mờ hơn có những bé sẽ không phát hiện ra đến khi bị chuyển chỗ từ bàn 1, 2 đến bàn cuối cùng trên lớp.

Điều này khiến các bé phải nheo mắt liên tục để nhìn, và tất nhiên có thể nhìn hay đọc nhầm các chứ trên bảng, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sinh hoạt.

Độ cận cao nhiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Cận thị càng ngày càng tăng do mắt có xu hướng càng ngày càng dài ra khiến cho phần đáy mắt, võng mạc – nơi tiếp nhận hình ảnh bị mỏng hoá dẫn dễ bị tổn thương.

Kiem-soat-can-thi-o-tre-4

Võng mạc cận thị nặng

Ngoài ra cận thị nặng – cận thị độ cao có các nguy cơ tiềm ẩn như bong võng mạc, rách võng mạc, lỗ hoàng điểm,… có khả năng gây mất thị lực nghiêm trọng

Một số các lợi ích của kiểm soát cận thị tiến triển

  • Kiểm soát cận thị giúp hạn chế hoặc ngưng độ cận tăng lên
  • Giúp không phải đeo kính quá dày khi độ cận tăng cao gây mất thẩm mỹ, tự tin hơn trong cuộc sống sinh hoạt và học tập
  • Kiểm soát cận thị tốt sẽ đem lại nhiều cơ hội điều chỉnh thị lực hơn khi trưởng thành. (Ví dụ: phẫu thuật cận thị…).

Có những phương pháp kiểm soát cận thị tiến triển nào?

Hiện tại thì đang có 3 phương pháp chính để giúp các bé hạn chế tăng độ cận là:

Ngoài ra, việc kết hợp giữa các phương pháp với nhau cũng mang hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, để có phác đồ điều trị chính xác thì vẫn cần có bác sĩ và chuyên gia về mảng kiểm soát cận thị thăm khám và tư vấn.

Dùng thuốc Atropin nồng độ thấp

Đây dường như là phương pháp kiểm soát cận thị thường được sử dụng nhất vì nó dễ áp dụng trong hầu hết các trường hợp.

Với ưu điểm là chi phí thấp, dễ sử dụng thì phương pháp trên được chỉ định gần như toàn bộ các bé có cận thị từ khi còn nhỏ(Không dị ứng với thành phần nào của thuốc và có tác dụng phụ).

Atropin được chỉ định để kiểm soát cận thị cho các bé khác nhau sẽ có nồng độ khác nhau tuỳ mức độ cận thị và tăng cận của mỗi bé.

Vì vậy thăm khám đúng bác sĩ hay chuyên gia về mảng này rất quan trọng.

Dùng kính gọng kiểm soát cận thị tiến triển

Kiem-soat-can-thi-o-tre-4

Kính gọng với thiết kế đặc biệt kiểm soát cận thị

Đây là 1 loại tròng kính có thiết kế đặc biệt để khi các bé đeo và sinh hoạt sẽ được nhìn vào các vùng khác nhau trên tròng kính.

Phương pháp dùng kính gọng để hạn chế tăng cận này cũng rất tiện lợi tuy vậy chi phí cao hơn tròng kính thường 1 chút.

Dùng kính áp tròng đeo ban đêm Ortho-K

Kiem-soat-can-thi-o-tre-5

Đeo kính Ortho-K giúp hạn chế tối đa tăng độ cận

Đây là 1 phương pháp đang được biết đến là mang lại hiệu quả điều trị – kiểm soát cận thị rất hiệu quả hiện nay và được sử dụng rất rộng rãi.

Với thiết kế đặc biệt giúp chỉnh hình giác mạc trong lúc ngủ thì kính Ortho-K sẽ triệt tiêu hết độ cận và mang lại thị lực tốt khi tháo kính(Sáng ngủ dậy).

Khi dùng phương pháp này thì có rất nhiều lợi ích như:

  • Bé có thể giảm khả năng tăng độ cận thậm chí là ngừng tăng trong thời gian dùng kính.
  • Người dùng có thể tự do thoải mái sinh hoạt, chơi thể thao mà không vướng víu vì đã không còn phải dùng kính gọng nữa.
  • Với cận cao thì cũng hoàn toàn có thể vứt bỏ cặp kính dày và nặng khỏi mặt tăng sự thoải mái, thẩm mỹ.
  • Khi ngừng dùng kính Ortho-K vẫn có thể mổ cận.

Khi nào thì cần kiểm soát cận thị tiến triển cho bé?

Kiem-soat-can-thi-o-tre-6

Em bé đang bị cận thị

Hầu hết các bé đang mắc cận thị đều cần được kiểm soát. Đặc biệt là các bé có tốc độ tăng cận nhanh, độ cận cao.

Thậm chí các bé có độ viễn thị thấp hơn nhiều so với độ viễn thị sinh lý ở độ tuổi đó đã cần được theo dõi và để có thể kiểm soát cận thị tiến triển từ sớm.

Cần lưu ý đến thói quen sinh hoạt của trẻ, phát hiện các dấu hiệu bất thường về mắt của trẻ sớm thay vì phụ thuộc vào các phương pháp kiểm soát cận thị.

Bố mẹ có thể làm gì để giúp con hạn chế tăng cận tại nhà?

Ngoài việc can thiệp các phương pháp trên thì bố mẹ cần chú ý các điểm sau đây để giúp mắt con tốt hơn nhé:

  • Tăng thời gian hoạt động ngoài trời bằng các hoạt động vui chơi, thể thao… tối thiểu 1,5 – 2 giờ/ngày.
  • Ngồi học đúng tư thế, mắt cách vật tiêu (sách, vở, điện thoại, …) tối thiểu 40 Cm.
  • Chia nhỏ thời gian nhìn gần khi học bài, làm việc hay giải trí bằng quy tắc 20 – 20 – 20.
  • Hạn chế các thiết bị điện tử như điện thoại, ti vi, máy tính.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin A, B12, C, Omega-3,…

Lời Khuyên:

Ngoài ra, việc khám mắt định kỳ 3-6 tháng cũng rất quan trọng để theo dõi độ cận hay tình trạng sức khoẻ mắt hiện tại của các bé, đặc biệt là các bé đang bị cận thị.

Kính mắt Ortho-K là một biện pháp phù hợp, dùng tròng kính kiểm soát cận thị cho bé. Bé chỉ cần đeo tròng kính kiểm soát cận thị Ortho-K vào ban đêm đi ngủ và sáng hôm sau đã có thị lực tốt mà không cần đeo kính gọng khiến trẻ khó sinh hoạt, chạy nhảy hoặc chơi thể thao.

Trên đây là chia sẻ của FSEC về kiểm soát cận thị, các phụ huynh có câu hỏi hay thắc mắc thì có thể gọi đến hotline hoặc gửi tin nhắn đến Zalo FSEC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp nhé!