Viễn loạn nhược thị: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tình trạng mắt vừa mắc tật khúc xạ viễn thị, loạn thị và cả nhược thị được gọi là viễn loạn nhược thị. Bài viết dưới đây vivision kid sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về khái niệm, nguyên nhân và cách phòng tránh tật khúc xạ viễn loạn thị.

Hiểu rõ về viễn loạn nhược thị

Như đã được đề cập trước đó, viễn loạn nhược thị là tình trạng mắt mắc tật khúc xạ viễn thị, loạn thị và cả nhược thị, thường xảy ra trên một mắt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thị lực và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Định nghĩa viễn loạn nhược thị

Để tìm hiểu về tình trạng viễn loạn nhược thị thì nội dung dưới đây sẽ đề cập về định nghĩa của 2 tật khúc xạ viễn thị, loạn thị và bệnh nhược thị:

Người mắc bệnh viễn thị thường có khả năng quan sát các vật ở khoảng cách xa tốt hơn và gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần. Đối với viễn thị trung bình hoặc cao, người bệnh có thể cảm thấy nhìn mờ khi nhìn mọi vật xung quanh, dù ở bất kỳ khoảng cách nào.

Loạn thị là tình trạng xảy ra khi mắt không thể nhận diện được hình dạng đúng của các vật thể thực tế. Khi ánh sáng đi vào mắt, nó sẽ không tập trung vào một điểm nhất định mà sẽ phân tán trên võng mạc, tạo ra hình ảnh mờ và méo mó.

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực không thể cải thiện bằng cách đeo kính hoặc sử dụng kính áp tròng và không phải do bệnh lý tại mắt gây ra. Hình ảnh của vật từ mắt truyền lên não không thể nhận biết vì một số lý do nào đó. Nhược thị có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc là cả hai mắt.

Viễn loạn nhược thị là gì?

Viễn loạn nhược thị là gì?

Phân loại

Bạn có thể tham khảo bảng phân loại sau để nắm được rõ các thông tin cần thiết:

Viễn thị
  • Viễn thị nhẹ có độ viễn từ 0 đến 1.00 diop 
  • Viễn thị trung bình có độ viễn thị từ 1.00 đến 4.00 diop
  • Viễn thị nặng có 
Loạn thị 
  • Độ loạn dưới 1.00 Diop được coi là loạn thị nhẹ
  • Loạn thị trung bình có độ loạn từ 1.00 đến 2.00 diop
  •  Loạn thị nặng có độ loạn từ 2.00 – 3.00 diop
Nhược thị 
  • Khoảng từ 20/40 đến 20/30 được xác định là nhược thị nhẹ
  • Trong khoảng từ 20/200 đến 20/50 thì được xác định là nhược thị trung bình
  • Nhược thị nặng được xác định khi thị lực dưới mức 20/200.

Dấu hiệu viễn loạn nhược thị

Theo ý kiến từ các bác sĩ nhãn khoa, viễn, loạn, nhược thị sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Do đó, dưới đây là các dấu hiệu nhận biết đặc trưng của tật khúc xạ viễn thị, loạn thị và bệnh nhược thị:

Loạn thị: Mỗi người sẽ có cơ địa riêng biệt, vì vậy dấu hiệu loạn thị ở mắt cũng sẽ không giống nhau, thậm chí có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào. Dấu hiệu phổ biến khi mắc loạn thị được cho là:

  • Nhìn mờ hoặc không nhìn thấy các vật thể ở xa
  • Nhìn hình ảnh méo mó, biến dạng
  • Quan sát về ban đêm khó khăn
  • Mệt mỏi, nhức đầu thường xuyên xảy ra

Viễn thị: Các dấu hiệu viễn thị có thể kể tới như:

  • Khó khăn trong việc quan sát các vật thể ở gần
  • Khó đọc sách
  • Thường xuyên cảm thấy mỏi, đau nhức mắt
  • Lác/lé mắt

Nhược thị: Bệnh nhược thị là vấn đề phổ biến ở trẻ em. Trẻ thường sẽ không nhận biết được triệu chứng cụ thể khi mắc nhược thị. Một số dấu hiệu của nhược thị mà phụ huynh cần chú ý bao gồm: 

  • Nhìn mờ một hoặc hai mắt 
  • Lác/lé hoặc nhắm một mắt
  • Khi xem tivi, máy tính,…trẻ phải nghiêng đầu
  • Chớp mắt thường xuyên
  • Cố gắng nheo mắt hoặc nhắm một mắt
  • Khó tập trung nhìn xa 

Nguyên nhân mắc viễn thị, loạn thị và nhược thị

Viễn thị và loạn thị là hai tật khúc xạ được nhiều người biết tới, tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng này thì nhiều người lại chưa nắm được. 

Nguyên nhân và cách phòng tránh viễn loạn nhược thị

Nguyên nhân và cách phòng tránh viễn loạn nhược thị

Nguyên nhân gây nên viễn thị

  • Nhãn cầu ngắn: So với người bình thường thì chiều dài của nhãn cầu của người mắc viễn thị sẽ ngắn hơn.
  • Giác mạc phẳng: Giác mạc của người viễn thị có bề mặt phẳng hơn so với người bình thường, điều này dẫn đến việc các tia sáng không thể tập trung đúng lên võng mạc.

Nguyên nhân gây nên loạn thị

  • Loạn thị giác mạc: Hình dạng giác mạc ở người loạn thị không đồng nhất và không đều trên toàn bộ bề mặt.
  • Loạn thị thủy tinh thể: Đây là tình trạng với hình dạng của thủy tinh thể không đều đặn, cong hơn ở một trục hoặc không đều trên toàn bộ bề mặt.
  • Giác mạc chóp: Giác mạc có hình chóp, dần mỏng và nhô ra phía trước.

Nguyên nhân gây nên nhược thị

  • Tật khúc xạ cao hoặc lệch khúc xạ: Nếu một mắt có tật khúc xạ cao hơn mắt kia, não có thể bắt đầu bỏ qua hình ảnh từ mắt đó nhiều hơn. Vậy nên có thể gây ra nhược thị ở mắt đó.
  • Lác/lé mắt: Nếu một mắt bị lác/lé, não có thể bắt đầu bỏ qua hình ảnh từ mắt đó. Điều này có thể gây ra hiện tượng nhược thị ở mắt bị lác.
  • Mắt nhìn do sụp mi, đục thủy tinh thể bẩm sinh: Các vấn đề này có thể cản trở ánh sáng đi vào mắt và gây ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác.

Viễn thị, loạn thị và nhược thị liệu có nguy hiểm không?

Các vấn đề về thị lực như viễn thị, loạn thị và bệnh nhược thị tương đối thường gặp, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm cho mắt, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm: lác/lé mắt, thậm chí dẫn đến giảm thị lực không có khả năng hồi phục. 

Phương pháp điều trị 

Dưới đây là các phương pháp điều trị viễn loạn nhược thị:

Điều trị viễn thị

  • Kính gọng: Kính gọng có thấu kính giúp điều chỉnh viễn thị bằng cách điều chỉnh ánh sáng từ sau võng mạc tập trung trên võng mạc. 
  • Kính áp tròng: Kính áp tròng có nhiều loại khác nhau cung cấp cho người dùng đa dạng sự lựa chọn.
  • Phẫu thuật khúc xạ: Áp dụng các kỹ thuật phẫu thuật như Lasik, PRK, ICL để thay đổi cấu trúc của giác mạc.

Điều trị loạn thị

  • Kính gọng: Điều chỉnh ánh sáng tập trung đồng đều trên võng vạc là cách kính gọng điều chỉnh loạn thị. 
  • Kính áp tròng: Sử dụng kính áp tròng có thấu kính trụ để điều chỉnh loạn thị.
  • Phẫu thuật khúc xạ: Quá trình phẫu thuật có thể thay đổi cấu trúc giác mạc hoặc đặt thấu kính nội nhãn nhằm mục đích để ánh sáng hội tụ đồng đều trên võng mạc. 

Điều trị nhược thị

Chỉnh Quang

Chỉnh quang là bước đầu trong việc điều trị nhược thị. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng kính gọng hoặc kính tiếp xúc để điều chỉnh tật khúc xạ, giúp hai mắt nhận được hình ảnh rõ ràng và đồng đều. 

Trong trường hợp nhược thị do sụp mi hoặc đục thể thủy tinh bẩm sinh. Phẫu thuật để loại bỏ rào cản vật lý là cần thiết để đảm bảo ánh sáng có thể đi vào mắt một cách chính xác trước khi điều chỉnh thị lực.

Bịt mắt/Gia phạt 

Phương pháp bịt mắt hoặc gia phạt bằng thuốc nhỏ mắt là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình điều trị nhược thị. Việc áp dụng phương pháp này, não bộ sẽ phải sử dụng ‘mắt lười’ để nhìn, từ đó kích thích sự phát triển của thị giác.

Bịt mắt có thể thực hiện bằng miếng dán, miếng che có hoặc không có dây đeo, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao.

Điều trị viễn loạn nhược thị bằng phương pháp bịt mắt

Điều trị viễn loạn nhược thị bằng phương pháp bịt mắt

Bài tập thị giác

Bài tập thị giác giữ một vai trò thiết yếu trong việc ‘rèn luyện’ mắt nhược thị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các bài tập phù hợp như tô màu, vẽ tranh, xâu hạt, đọc sách, mê cung,… kích thích não bộ xử lý thông tin thị giác từ mắt nhược thị, từ đó cải thiện thị lực.

Phần mềm tập nhược thị

Hiện nay, phần mềm tập nhược thị đã có thể sử dụng trên máy tính, ipad với thiết kế cực kỳ thúc vi. Phần mềm được thiết kế với những bài tập mắt là sự kết hợp tay-mắt-não giúp phục hồi thị lực nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Chăm sóc viễn loạn nhược thị hiệu quả

Để có một đôi mắt khỏe mạnh thì chăm sóc mắt là cách tốt nhất: 

  • Khi di chuyển bằng ô tô, tàu, máy bay hãy hạn chế đọc sách
  • Vệ sinh và giữ mắt sạch sẽ và luôn cho mắt thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Thăm khám định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ 6 đến 12 tháng/lần
  • Vitamin, Omega rất cần thiết vậy nên hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh thức quá khuya.

Tóm lại, viễn loạn nhược thị có mối quan hệ tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau, đều làm giảm chất lượng hình ảnh của mắt nhìn. Nhược thị là kết quả nghiêm trọng mà thị lực không thể khắc phục bằng việc sử dụng kính cận. 

Do đó, để hạn chế bệnh lý này, hãy đi khám mắt định kỳ để kiểm soát viễn thị và loạn thị, giảm nguy cơ nhược thị và các biến chứng mắt nặng nề khác.

Đặt lịch khám tại vivision kid (tên cũ là FSEC) để được kiểm tra thị lực và tầm soát các tật khúc xạ nhé.