Khám mắt toàn diện có quan trọng? Thời gian khám mắt định kỳ

Khám mắt toàn diện sớm, định kỳ không chỉ giúp phát hiện các bệnh lý về mắt sớm mà còn giúp theo dõi tình trạng sức khỏe mắt để đưa ra những quyết định điều trị kịp thời. Cùng FSEC tìm hiểu một vài thông tin xung quanh vấn đề này nhé. 

Các dấu hiệu cần đi khám mắt ngay

Nhìn mờ, mỏi mắt

Kham-toan-dien-1

Nguyên nhân nhìn mờ có thể do tật khúc xạ: cận, viễn, loạn; rối loạn thị giác hai mắt… Nhìn mờ đột ngột có liên quan đến bệnh lí đáy mắt nguy hiểm. 

Nhìn mờ thường có thể kèm theo mỏi mắt, bạn nên ngừng các công việc hiện tại và nghỉ ngơi để bảo vệ cho đôi mắt.

Tuy nhiên, nếu sau thời gian nhiều ngày mà tầm nhìn không cải thiện, bạn cần lên lịch để kiểm tra thị lực và khám mắt toàn diện để biết được nguyên nhân chính xác.

Đau mắt

  • Đau mắt là một cụm từ tổng quan để mô tả cảm giác khó chịu ở trên, trong, sau hoặc xung quanh mắt;
  • Đau mắt có thể ở một bên hoặc hai bên. Vì vậy, bạn có thể bị đau mắt phải, đau mắt trái, hoặc khó chịu có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt;
  • Đối với những vấn đề phức tạp, độ nặng của đau mắt không cho biết nguyên nhân gây ra sự khó chịu này nghiêm trọng ra sao;
  • Đau mắt có thể bị bởi một vấn đề tương đối nhỏ, chẳng hạn như trầy xước bề mặt giác mạc, có thể gây đau rất nhiều.

Tuy nhiên, một số bệnh mắt rất nghiêm trọng cũng có triệu chứng đau mắt.

Vì vậy hãy đi khám mắt ngay để được các bác sĩ, chuyên gia chăm sóc mắt kiểm tra và xác định nguyên nhân gây nên từ đó đưa ra phương pháp điều trị đau mắt chính xác.

Nhìn đôi(Nhìn hai hình) – Song thị

Hình ảnh song thị

Hình ảnh song thị

Nhìn đôi (Hay còn gọi là song thị) có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh về mắt như các cơ vận nhãn hoặc các dây thần kinh điều khiển chúng. Do đó, bạn cần phải thực hiện khám mắt ngay lập tức.

Nhạy cảm với ánh sáng

Nếu như từ trong bóng tối nhìn ra ánh sáng có cảm giác khó chịu và cần nhiều thời gian để thích nghi với sự thay đổi này, điều này có khả năng là do các cơ mống mắt đang có dấu hiệu co giãn suy yếu.

Biểu hiện nhạy cảm trên có thể đến từ nguyên nhân tuổi tác hoặc cũng có thể là do vấn đề về các bệnh lý ở mắt.

Khó nhìn vào ban đêm

Nếu tầm nhìn của bạn trở nên mờ đục và suy giảm vào ban đêm, đây là dấu hiệu đáng lo ngại của một bệnh về mắt nguy hiểm: bệnh đục thủy tinh thể sớm.

Cũng có thể là dấu hiệu của võng mạc bị tổn thương. Hãy thực hiện kiểm tra càng sớm càng tốt để có các biện pháp điều trị kịp thời.

Nhức đầu thường xuyên

Đôi khi, các cơ chế giúp mắt tập trung nhìn vào hình ảnh sẽ bắt buộc các cơ trong mắt hoạt động “quá sức”. Hệ quả của việc này là tình trạng căng mắt, cùng với đó là trạng thái đau nhức đầu.

Nếu hệ điều tiết của bạn bất ổn thì cũng có thể gặp hiện tượng nhức đầu và mỏi mắt.1

Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề này thường xuyên khi sử dụng máy tính thì hãy đi khám ngay để được các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc mắt tư vấn.

Nhìn đường kẻ cong, mặt phẳng lồi lõm

Những vật dụng xung quanh bạn đột nhiên trở nên giống như đang ở dưới nước, các đường thẳng bị biến dạng và màu sắc nhạt dần so với thực tế? 

Đây là dấu hiệu rõ nhất của bệnh thoái hóa điểm vàng – sự thoái hóa tập trung ở võng mạc và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

Hiện tượng ruồi bay – Chớp sáng(ruồi bay trong mắt)

Hien-tuong-ruoi-bay-trong-mat-la-gi

Hiện tượng ruồi bay trong mắt là gì?

Hiện tượng ruồi bay là cách dân gian thường dùng để chỉ tình trạng vẩn đục các môi trường trong suốt của mắt đặc biệt là của:

  • Khối dịch kính, do sự lắng đọng, thoái hóa của dịch kính;
  • Cũng có thể là các vết xuất huyết tạo thành các mảnh vụn với nhiều kích thước khác nhau lơ lửng trong khối dịch kính;

Các mảnh làm cản trở môi trường truyền sáng qua hệ quang học của mắt khiến người bệnh nhìn thấy những đốm đen lơ lửng di động trước mắt, chúng xuất hiện gây cảm giác khó chịu, vướng mắt.

Bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc mắt để được khám mắt toàn diện và đầy đủ các bước theo quy trình để tìm ra nguyên nhân và điều trị.

Dấu hiệu cho biết cần phải đưa trẻ đi khám mắt toàn diện/ khám mắt định kỳ

  • Nghiêng đầu để nhìn;
  • Đưa vật lại gần hoặc rướn cổ, lại gần hơn để nhìn;
  • Hay dụi mắt;
  • Sưng đỏ mắt;
  • Hoặc các bé kêu thấy các hiện tượng kể ở trên.

Khám mắt gồm những gì?

Khám khúc xạ

Kham-toan-dien-4

Đây là 1 bước không thể thiếu trong mỗi lần đi khám mắt định kỳ hay khám mắt toàn diện.

Đo khúc xạ mắt để phát hiện sớm và xác định chính xác tật khúc xạ ở mắt. 

Khám khúc xạ liệt điều tiết là một bước cần thiết để có kết quả chính xác cho các trường hợp được chỉ định khi mức độ điều tiết mạnh và có thể ảnh hưởng đến kết quả đo khám.

Khám mắt định kỳ – Các chức năng cơ bản của mắt

Bước này khá nhanh nếu các chức năng mắt không có gì bất thường, nhưng đây cũng là 1 bước khám nghiệm rất quan trọng trong khám mắt toàn diện.

Hầu hết lần đi khám mắt định kỳ nào thì cũng đều trải qua bước này để sàng lọc và phát hiện sớm các bất thường, nếu có.

Các chức năng cơ bản của mắt như vận nhãn(khả năng nhìn các hướng), nhìn gần, điều tiết, lác… được khám và tư vấn bởi bác sĩ, chuyên gia rồi đưa ra các hướng khắc phục.

Khám mắt định kỳ – Bán phần trước của mắt

Kham-mat

Khám sức khoẻ mắt bằng máy sinh hiển vi

Máy sinh hiển vi hay còn gọi là đèn khe là loại kính hiển vi cho phép phóng đại lên để khám các cấu trúc như bờ mi, lớp  nước mắt, bề mặt nhãn cầu, giác mạc, tiền phòng, mống mắt và thể thủy tinh.

  • Quan sát tổn thương giác mạc với chất nhuộm màu, đánh giá sự vừa vặn của kính áp tròng (contact lens);
  • Đo kích thước các tổn thương của bán phần trước nhãn cầu;
  • Kiểm tra tình trạng của thể thuỷ tinh;
  • Kết hợp với các loại kính chuyên dụng khác để soi góc tiền phòng, soi đáy mắt;
  • Phối hợp với dụng cụ đo nhãn áp: Kiểm tra áp lực bên trong nhãn cầu.

Khám mắt định kỳ – Bán phần sau – Soi đáy mắt

Bán phần sau của mắt gồm các phần nằm sâu bên trong mắt, thường sẽ cần dụng cụ chuyên biệt để kiểm tra:

Soi đáy mắt là một thủ thuật khám quan trọng được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt để có thể quan sát các cấu trúc bên trong nhãn cầu.

Soi đáy mắt giúp phát hiện các bệnh lý của dịch kính (môi trường trong suốt của đáy mắt), võng mạc, gai thị (thần kinh thị),…

Phát hiện sớm các tổn thương giúp bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ các biến chứng gây tổn hại thị lực của người bệnh.

Bao lâu nên khám mắt định kỳ một lần?

Khám mắt định kỳrất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của đôi mắt. Dù có bất thường hay không thì chúng ta đều nên đi khám mắt định kỳ hoặc khám mắt tổng quát/khám mắt toàn diện ít nhất 1 năm lần.

Ở người trưởng thành hay trẻ em đều cần duy trì một lịch khám mắt định kỳ, thường xuyên để đảm bảo theo dõi sức khỏe của đôi mắt:

  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Các tật lé mắt, lác mắt, nhược thị, cận loạn bẩm sinh… cần được khám mắt định kỳ
    Ngoài ra, một số tầm soát cũng sẽ được tiến hành để phòng ngừa nguy cơ các bệnh về mắt hiếm gặp ở trẻ em như đục thủy tinh thể, khối u mắt…
  • Trẻ em từ 6 – 17 tuổi: nên khám mắt 3 tháng 1 lần, nếu trẻ bị tật khúc xạ như cận loạn, cần đo kính để lấy độ phù hợp;
  • Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên:  Nên khám mắt ít nhất 6 tháng – 1 năm 1 lần.

Lời khuyên:

Nhiều bệnh lý về mắt có thể không phát hiện nếu chỉ đi khám mắt một lần. Do đó, việc khám mắt toàn diện, định kỳ là rất cần thiết, vừa giúp phát hiện bệnh sớm cũng vừa giúp theo dõi sát tiến triển của bệnh. Đặc biệt với trẻ nhỏ, bố mẹ cần quan tâm hơn hết vì đôi mắt chính là “ cửa sổ tâm hồn” của con, vì thế khi trẻ có tiền sử gia đình, bản thân mắc các bệnh lý về mắt hoặc có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. 

Nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề gì về mắt hoặc đang quan tâm đến dịch vụ khám mắt toàn diện của FSEC, hãy gọi vào số hotline 0334141213 để được tư vấn nhé.