Bệnh nhược thị ở trẻ: Có cần tập mắt khi con bị nhược thị?

Nhược thị là bệnh gây suy giảm thị lực ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể mất thị lực vĩnh viễn. Vậy điều trị bệnh nhược thị ở trẻ em có nhất thiết cần tập mắt hay không? Bài viết sau FSEC sẽ giúp bạn giải đáp.

Một số điều cần biết về nhược thị ở trẻ em

Nhược thị là gì?

Nhược thị (hay mắt lười – lazy eye) là một bất thường phát triển do biến đổi sinh lí ở vỏ não thị giác dẫn đến tổn hại thị giác. Trong những năm đầu của trẻ, những trải nghiệm thị giác bình thường giúp đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não của trẻ dần dần hình thành và phát triển toàn diện. 

Bất kỳ nguyên nhân nào cản trở sự phát triển thị giác hai mắt hoặc sự tương tác bất thường giữa hai mắt sẽ làm gián đoạn quá trình hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác đều có thể gây nhược thị ở trẻ em

Đối tượng thường gặp

Bệnh nhược thị xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em sau 7 đến 8 tuổi, hệ thống thị giác đã được hoàn thiện và ổn định.

Nếu vì một lý do nào đó, một trong hai mắt trẻ bị yếu thì chức năng thị giác của não sẽ không nhận được những tín hiệu được chuyển đến từ mắt đúng cách, dẫn đến thị lực giảm sút, khiến trẻ bị nhược thị. Vì thế, bản chất của nhược thị ở trẻ em là sự bất thường xảy ra ở não chứ không phải tại mắt. 

Về mặt lâm sàng, nhược thị ở trẻ em biểu hiện bằng giảm thị lực ở một mắt (< 7/10) bề ngoài trông bình thường mặc dù đã được chỉnh kính tối đa hoặc chênh lệch giữa 2 mắt ≥ 2 dòng thị lực.

Hinh-anh-minh-hoa-thi-luc-hai-mat-chenh-lech-co-the-gay-benh-nhuoc-thi

Hình ảnh minh họa thị lực hai mắt chênh lệch có thể gây bệnh nhược thị

Nguyên nhân gây mắt nhược thị thường gặp

Bệnh nhược thị ở trẻ em là một dạng thường gặp nhất của giảm thị lực, ước tính tỷ lệ khoảng từ 2% – 6% ở các nước phát triển. Tỷ lệ bệnh nhược thị tại Việt Nam ngày nay chiếm 2-5% dân số, tỷ lệ trẻ mắc nhược thị ở nông thôn đông hơn thành phố và tăng gấp 04 lần ở những trẻ đẻ non. 

Nguyên nhân gây mắt nhược thị ở trẻ em có thể do:

  • Tật khúc xạ (bao gồm viễn thị, loạn thị hoặc cận thị): Có thể gây ra bệnh nhược thị do giảm chất lượng tín hiệu thần kinh từ một hoặc cả hai mắt.
    Bất đồng khúc xạ là một yếu tố gây nhược thị rất mạnh bởi sự cạnh tranh sẽ quyết định tín hiệu nào của các tế bào vỏ não sẽ giữ lại và tín hiệu nào sẽ bị bỏ qua. Mắt nhìn rõ sẽ điều khiển vỏ não nhiều hơn so với mắt nhìn mờ. 
Co-che-tao-anh-tren-vong-mac.

Cơ chế tạo ảnh trên võng mạc

  • Lác/lé: Lác lé có thể gây ra nhược thị bằng cách làm cho vỏ não dập tắt ảnh từ một mắt để tránh song thị. Ức chế lâu dài tín hiệu từ một mắt sẽ làm yếu kết nối thần kinh từ mắt đó tới vỏ não.
Lac-trong-co-chua-duoc- khong

Em bé bị lác trong mắt phải

  • Do mất nhìn: Nhược thị ở trẻ em do mất nhìn là nhược thị nặng nhất, nguyên nhân thường gặp nhất là đục thể thủy tinh bẩm sinh gây ra. Ánh sáng đến võng mạc nhưng mất toàn bộ chi tiết nhỏ và các chi tiết lớn. Nó cũng có thể do các bệnh như sụp mi bẩm sinh, sẹo giác mạc, hay các bệnh đồng tử.
Benh-nhan-mat-nhin-do-sup-mi.

Bệnh nhân mất nhìn do sụp mi

  • Một số yếu tố nguy cơ khác: Sinh non, tiền sử gia đình…

Từ những nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị ở trẻ em nêu trên, chúng ta có thể rút ra được cách điều trị nhược thị bản chất là đưa hình ảnh tới võng mạc rõ nét nhất và kích thích não bộ sử dụng những hình ảnh này. 

Để đạt được hiệu quả điều trị nhược thị tốt nhất cần tiến hành song song hai bước trên. Đưa hình ảnh tới võng mạc rõ nét nhất bằng cách chỉnh quang tốt, cho trẻ đeo kính đúng số.

Kích thích não bộ sử dụng những hình ảnh này chính là kích thích mắt kém hơn hoạt động bằng cách che mắt tốt hơn hoặc gia phạt atropin mắt tốt hơn. 

Điều trị bệnh nhược thị ở trẻ đúng cách

Phác đồ điều trị nhược thị ở trẻ em

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nhược thị, độ tuổi, tình trạng nhược thị hiện tại, sẽ có những phác đồ điều trị nhược thị ở trẻ em khác nhau. 

Các nhà nghiên cứu bệnh mắt trẻ em ở Hoa Kỳ đã đề ra quy trình điều trị nhược thị phụ thuộc vào nguyên nhân gồm 03 giai đoạn chính, riêng đối với bệnh nhân nhược thị do nguyên nhân lác sẽ gồm 4 giai đoạn:

  • Chỉnh quang (nếu bệnh nhân có tật khúc xạ): Làm cho ảnh võng mạc hai mắt càng rõ bằng nhau càng tốt. Có thể sử dụng kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Tùy theo từng độ tuổi có thể cân nhắc độ kính phù hợp, kê đơn kính 3 tháng hoặc đến khi mắt nhược thị không tăng thêm thị lực
  • Gia phạt atropin (1% hoặc 0,5%) hoặc bịt mắt: chỉ định cả ngày cho trẻ trước tuổi đi học và 2 giờ/ngày cho trẻ ở tuổi đi học 
  • Điều trị lác (nếu có): dùng kính, lăng kính, tập mắt và/hoặc phẫu thuật để điều trị lác/lé
  • Phục hồi chức năng thị giác hai mắt tránh tái nhược thị: tập mắt và/hoặc thay đổi kính để điều trị các vấn đề điều tiết-quy tụ nhằm loại bỏ các trở ngại đối với thị giác 2 mắt hiệu quả, tránh thoái lui kết quả điều trị. Kết hợp các bài tập mắt như đếm hạt, xâu vòng,…

Tập mắt: Mục đích, ưu điểm, một số bài tập mắt

Tập mắt – tập nhược thị thường được áp dụng trong bước kích thích phát triển thị giác giúp điều trị nhược thị ở trẻ em, sau khi trẻ đã phẫu thuật hoặc chỉnh khục xạ, có thể phối hợp kèm với bịt mắt hoặc gia phạt atropin (1% hoặc 0,5%) ở mắt tốt hơn.

Hiện nay có nhiều các phương pháp tập mắt khác nhau như tập xâu hạt, đếm hạt, phần mềm tập mắt tại nhà…Trong đó phần mềm tập mắt tại nhà có ưu điểm vượt trội hơn đó là: 

  • Tiện lợi, có thể linh hoạt tập ở nhiều chỗ khác nhau, có thể tập ở phòng khám hoặc tập tại nhà thay vì bố mẹ phải sắp xếp thời gian nghỉ làm để đưa bé đến phòng khám tập
  • Chủ động, cơ chế phối hợp giữa tay và mắt, trẻ trả lời lại các kích thích trên phần mềm bằng cách dùng chuột và bàn phím
  • Phần mềm sẽ tính điểm số mỗi bài tập sau đó sẽ nâng độ khó nếu mắt đáp ứng tốt
  • Các thành tích sẽ được hệ thống ghi lại và thể hiện qua biểu đồ để đánh giá được sự cải thiện của mắt bé
Dieu-tri-nhuoc-thi-bang-phan-mem-tai-FSEC.

Điều trị nhược thị bằng phần mềm tại FSEC

Cách phòng tránh nhược thị

  • Thói quen học tập: Trẻ ngồi thẳng lưng, cách chữ 30cm, phòng học đủ ánh sáng
  • Thời gian: Không nên để trẻ đọc sách hay xem ti vi, sử dụng các thiết bị điện tử quá hai giờ liên tục 
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, chú ý bổ sung vitamin góp phần bảo vệ thị lực
  • Đưa trẻ đi thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần

Lời khuyên: 

Nhược thị ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây suy giảm thị lực hoàn toàn không hồi phục, tuy nhiên có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, cha mẹ hãy đưa con đi khám định kỳ hoặc khi có bất thường để chẩn đoán kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ.

FSEC đồng hành cùng bố mẹ giữ gìn đôi mắt sáng của con. Liên hệ FSEC đặt lịch khám ngay để được tư vấn nhé!